Đề 71: Suy nghĩ về câu Ngạn ngữ phương Tây “Đánh giá, đối xử với bản thân thì bằng lí trí. Đánh giá, đối xử người khác thì bằng tấm lòng. “- Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Đang tải...

Suy nghĩ về câu Ngạn ngữ phương Tây

BÀI LÀM THAM KHẢO

Trong cuộc sống bộn bề, có bao giờ bạn tự đánh giá bản thân mình một cách công tâm chưa? Có bao giờ bạn đánh giá, đối xử với người khác một cách đúng đắn chưa? Có thể bạn không tốt nhưng vẫn cho qua những lỗi lầm sai trái của mình, có thể bạn nhìn thấy những việc làm không tốt của người khác, vội vã kết luận người đó không tốt. Vậy chẳng phải tất cả đều là bạn không tốt đó sao? Nếu bạn là một người công bằng, không bao giờ bạn bỏ qua mọi thứ xấu xa bên trong con người bạn, và thẳng thừng đánh giá một chiều về người khác như thế. “Đánh giá, đối xử với bản thân thì bằng lí trí. Đánh giá, đối xử người khác thì bằng tấm lòng.” (Ngạn ngữ phương Tây). Có lẽ, bạn nên dành cả sự công bằng và quyết tâm của bạn cho việc đánh giá mình và đối xử với người khác.

Vậy lí trí là gì? Lí trí là những suy nghĩ, những quyết định của bạn. Thường thì chúng ta bị cảm tính xen lẫn với lý trí, khiến bạn dễ dàng bị chi phối bởi nhiều thứ. Chúng ta nếu không có lý trí, cũng sẽ chẳng làm được gì? Chỉ bởi một lẽ, lí trí sẽ chọn cho bạn, một con đường đúng đắn để đi. Vậy tại sao khi đối xử, đánh giá người khác bạn phải bằng tấm lòng? Tấm lòng ở đây chỉ sự công bằng ở con người. Nếu bạn là quan, là một người có địa vị trong xã hội, bạn xử lý không công bằng, cũng giống như bạn không có tấm lòng. Thời gian cứ trôi mãi, nó không dừng lại bao giờ, hãy chọn cho bản thân mình một lí trí mạnh mẽ, và một tấm lòng đủ bao dung.

Có nhiều người thắc mắc rằng: “Tại sao ta lại phải đánh giá, đối xử với bản thân bằng lí trí, đánh giá, đối xử với người khác bằng tấm lòng”. Như vậy, có phải là quá khắt khe với bản thân và quá rộng lượng với người khác không? Xin thưa, không phải cứ đối xử bằng lí trí với mình thì sẽ là khắt khe. Có thể, đôi lúc bạn phạm phải một sai lầm nào đó, đừng bỏ qua dễ dàng như thế, mà hãy ghi nhớ mãi nó để khi gặp phải bạn sẽ bỏ qua mà không tái phạm tiếp nữa. Bạn học cách đối nhân xử thế, bạn đánh giá người khác, chắc gì bạn sẽ thực hiện được. Với cuộc sống hiện đại ngày nay, đôi lúc con người quá quan trọng đến cuộc sống, mà không nghĩ đến việc mình phải đối xử với người khác ra sao.

Bác Hồ của chúng ta là một người rất khắt khe với bản thân. Là một người đứng đầu một nước, nhưng Bác chỉ cho phép bản thân sống một cuộc sống hết sức giản dị. Bác chỉ chọn cho mình một ngôi nhà sàn, và quần áo sơ mi giản đơn cùng dép lê. Chẳng những thế, Bác còn là một người công bằng, lễ độ. Suốt bao nhiêu năm, chu du ngược xuôi để tìm đường cứu nước, Bác vẫn không để lúc nào lí trí bị chi phối. Bác là một vị lãnh tụ vĩ đại, là người Cha của cả dân tộc để chúng ta học hỏi. Cảm ơn Bác, vì đã cho chúng cháu biết cách đối xử với bản thân và với người khác.

Nhưng cuộc sống này, đâu phải lúc nào cũng có những người công tâm như Bác, chính trực như Bác, nhất là với xã hội như hiện nay. Xã hội phát triển, con người cũng từ đó mà bị tha hóa theo. Đâu đó vẫn có những con người, làm việc trong Nhà nước, lại vơ vét. tiền của dân, hiện nay không còn là hiếm. Chẳng hạn như có một bài báo đưa tin rằng: “Cô nhân viên nhà nước người giàu tiếp trước, người nghèo tiếp sau”, Lẽ nào, cô ấy là một người giúp dân giải quyết công việc, lại “đào mỏ”của dân từng đồng. Có lẽ, chúng ta nên loại bỏ những con người như vậy. Trong câu chuyện cổ tích “Đồng hào có ma” đã cho chúng ta thấy rõ điều ấy. Là một quan huyện, nhưng ông quan chẳng hào hứng gì đến việc giúp dân giải oan.

Đã thế, còn giấu tiền của dân, dù chỉ một đồng. Những con người ấy, có đáng để loại bỏ hay không. Nếu không loại trừ thì cũng có lúc chúng ta sẽ phải làm theo những lời không cánh của họ.

Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, tôi sẽ tự nhủ, sẽ đối xử công tâm với bản thân, sẽ học tập và rèn luyện đức tính chí công vô tư, học cách đối nhân xử thế, sẽ là một người công dân tốt, giúp ích cho xã hội, cho đất nước.

Thời gian trôi qua sẽ không chờ đợi bạn, đừng thấy sai mà tiếp tục cái sai, hãy để lí trí của bạn quyết định mọi thứ. Đừng băng qua cuộc sống quá nhanh, còn nhiều điều kì diệu đang chờ bạn ngoài kia. sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình. Bạn hãy cho đi sự công tâm của bạn, bạn sẽ nhận lại cho bản thân một cuộc sống an nhàn, không phiền muộn. Câu nói trên có ý nghĩa đúng đắn, Bởi khi bạn thật sự công bằng với người khác, luôn khắt khe với bản thân, tức là bạn chọn cho mình một lối sống đẹp như câu nói: “Đánh giá, đối xử với bản thân bằng lí trí. Đánh giá, đối xử với người khác bằng tấm lòng.”

(Bài làm của HS)

>> Xem thêm Đề 72: Suy nghĩ về lời dạy của Bác “Ngày trước ta chỉ có đêm và ngày … giữ lấy nó” tại đây.

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận