Đề 16 – Thuyết minh về một đồ vật gần gũi trong đời sống(Cái quạt giấy) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Đang tải...

Đề 16 – Thuyết minh về cái quạt giấy

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

Giới thiệu:

Cái quạt là một trong những vật dụng tuy nhỏ bé nhưng hữu dụng.

Cái quạt thời xa xưa đã từng là vật trang trí của giới quý tộc.

II. THÂN BÀI

1. Nguồn gốc, xuất xứ

Dựa theo các cứ liệu văn học và sử học thì quạt giấy của Việt Nam ra đời chậm nhất là vào thế kỉ XIV.
Ở Hà Nội xưa, tại phố Hàng Quạt có đình Phiến Thị (chợ quạt), cũng gọi là đình Hàng Quạt, có thờ tổ sư nghề làm quạt họ Đào, người làng Đào Xá, Ân Thi, Hải Hưng. Chính dân Đào Xá đã ra Kẻ chợ lập phường làm quạt và dựng lên ngôi đình này. Gần đây, quạt Hưng Yên, quạt Phù Ủng, quạt Hữu Bằng… là có tiếng nhất.

2. Cấu tạo

Gồm 3 phần: nan, khuy, giấy.

Nan: nan quạt thường được làm bằng tre (hoặc gỗ), chẻ nhỏ mỏng 1mm rộng 1cm dài 20 cm đến 28 cm. Hai nan cái ngoài cùng bằng cật tre dày và cứng có tác dụng chịu lực chính. Nan tre là loại tre già, được ngâm trong ao hồ khoảng 1 vài năm cho chất protein trong libe tế bào tre thoát hết ra qua vách cenlulo. Khi đó nan sẽ hết chất protein nên không bị mối mọt ăn. Hiện nay một số nhà sản xuất hàng loạt bằng máy nên thường dùng thuốc quét lên trên nan để chống mối mọt, một thời gian sử dụng sẽ bay hết. Thuốc này không có lợi cho sức khỏe, thường xuyên tiếp xúc có thể tích tụ trong người gây ung thư. Hàng Trung Quốc ngày nay tuy nổi tiếng về rẻ, đẹp nhưng đặc biệt nguy hiểm vì công nghệ sử dụng hóa chất vào sản phẩm đã nổi tiếng toàn thế giới.

Khuy: là đinh cố định các nan ở 1 đầu. Hai bên khuy được cố định bằng 2 nhài. Có thể cải tiến khuy bằng đinh ốc.

Giấy: gồm 2 tờ giấy chất liệu tốt dai cắt theo hình vòng cung khuyết. Giấy được dán vào nan quạt và dính với nhau trên phần nan quạt xòe ra. Ngày nay, giấy có thể được in hình ảnh, logo hay slogan của công ty để tặng khách hàng mục đích để quảng cáo.

2. Phân loại

Có rất nhiều loại quạt: quạt trầm hương, đồi mồi, lá, nan, lông gà…

Quạt hầu bóng, quạt thằng Bờm, quạt lễ, quạt rước, quạt tiến, quạt kéo, quạt thước…

Quạt kéo có cánh 1 m80 x 0,70m, lợp vải và có hệ thống dây cho một người kéo, làm mát được không gian rộng. Nó xuất hiện ở Hà Nội từ năm 1914.

Quạt thước dài chừng 45cm dùng cho những người có tuổi ở nông thôn. Nó vừa che nắng vừa che mưa, đuổi chó. Cho nên, còn gọi là quạt đánh chó.

3. Ý nghĩa

Mỗi người con đều lớn lên từ lời ru, cái mát mẻ của tay quạt mẹ yêu.

Quạt còn là biểu tượng của làng quê, của sự yên bình.

III. KẾT BÀI

Mộc mạc và giản dị là những từ ngữ khi chúng ta nhắc đến chiếc quạt giấy.

Là một người bạn không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của chúng ta.

BÀI VĂN THAM KHẢO

Từ Phương Đông, cái quạt du nhập sang phưong Tây. Châu Âu máy móc và lý trí gọi cái quạt là chiếc bình phong nhỏ di động, dùng để quấy đảo không khí, làm cho mát. Châu Âu cũng có nhiều quạt. Đặc biệt, giới quý tộc dùng nhiều quạt rất cầu kỳ vì họ coi chúng là một loại đồ trang sức năng động và tế nhị: quạt có đăng ten, quạt lụa màu, quạt có gương, quạt có đá quý, quạt đồi mồi…

Nước ta là một trong những quê hương của cái quạt. Ở Hà Nội xưa, tại phố Hàng Quạt có đình Phiến Thị (chợ quạt), cũng gọi là đình Hàng Quạt, có thờ tổ sư nghề làm quạt họ Đào, người làng Đào Xá, Ân Thi, Hải Hưng. Chính dân Đào Xá đã ra Kẻ chợ lập phưòng làm quạt và dựng lên ngôi đình này. Gần đây, quạt Hưng Yên, quạt Phù ủng, quạt Hữu Bằng… là có tiếng nhất.

Có rất nhiều loại quạt: quạt trầm hương, đồi mồi, lá, nan, lông gà… Quạt hầu bóng, quạt thằng Bờm, quạt ]ễ, quạt rước, quạt tiến, quạt kéo, quạt thước… Quạt kéo có cánh 1m80 x 0,70m, lợp vải và có hệ thống dây cho một người kéo, làm mát được không gian rộng. Nó xuất hiện ở Hà Nội từ năm 1914. Quạt thước dài chừng 45cm dùng cho những người có tuổi ở nông thôn. Nó vừa che nắng vừa che mưa, đuổi chó. Cho nên, còn gọi là quạt đánh chó. Năm 1944, nhà văn Nguyễn Tuân mặc áo gấm, khăn đóng, tay cầm cái quạt thước to xòe ra, vào quán TAVERRNE ROYALE, được mọi người xúm xít lại nhìn ngắm, trầm trồ. Đặc biệt là những khách người Pháp đánh giá rất cao cách ăn mặc này kèm cái quạt thước độc đáo.

Cái quạt giấy Việt Nam dù to dù nhỏ bao giờ cũng chỉ có 17,18 nan. Chưa bao giờ có quạt 16 hoặc 19 nan. Xét về mặt cấu tạo của chiếc quạt giấy, ta thấy nó gồm ba phần: nan, khuy, giấy. Nan quạt thường được làm bằng tre (hoặc gỗ), chẻ nhỏ mỏng lmm rộng lcm dài 20 cm đến 28 cm. Hai nan cái ngoài cùng bằng cật tre dày và cứng có tác dụng chịu lực chính. Nan tre là loại tre già, được ngâm trong ao hồ khoảng 1 vài năm cho chất protein trong libe tế bào tre thoát hết ra qua vách cenlulo. Khi đó nan sẽ hết chất protein nên không bị mối mọt ăn. Hiện nay một số nha .an xuất hàng loạt bằng máy nên thường dùng thuốc quét lên trên nan để chống mối mọt, một thời gian sử dụng sẽ bay hết. Thuốc này không có lợi cho sức khỏe, thường xuyên tiếp xúc có thể tích tụ trong người gây ung thư. Khuy quạt là đinh cố định các nan ở một đầu. Hai bên khuy được cố định bằng hai nhài. Có thể cải tiến khuy bằng đinh ốc. Phần cuối cùng là giấy. Giấy gồm hai tờ giấy chất liệu tốt, dai cắt theo hình vòng cung khuyết. Giấy được dán vào nan quạt và dính với nhau trên phần nan quạt xòe ra. Để tạo sự bắt mắt, thẩm mĩ cho quạt giấy; nhà sản xuất thường in hình ảnh, iogo hay slogan của công ty lên mặt giấy nhằm mục đích quảng cáo.

Trong những cuộc múa của đồng bào Chăm, múa quạt là một đỉnh cao. Cái quạt trong tay các vũ nữ là con công, gà, phượng, rồng, bướm, là gió, mây, là tất cả…Vai giáo đầu của chèo bao giờ cũng cầm cái quạt trong tay để giãi bày, giở bài thơ ra ngâm, hơi che mặt nghiêng nghiêng làm duyên. Khi thi đỗ, Lưu Bình trở về thấy người yêu đã biến mất. Trong tay cầm cái quạt biết mở ra hay cụp vào. Chàng bỗng vung quạt lên và ngâm một câu bất hủ và ngơ ngác: “Nàng bỏ đi đâu? Phòng loan lạnh ngắt”. Trong vở “Tuần ty đào huế”, anh Tuần Ty trong tay chỉ có một cái quạt. Bên anh ta là vợ chính thức và người vợ “nhặt” yêu quý đang đánh ghen với nhau. Anh phải can ngăn dàn xếp. Cái quạt đã giúp anh che bên nọ, chắn bên kia. Cái quạt đã giúp anh lột tả được nhũng giây phút bối rối, năn nỉ, bực mình, vui vẻ, hối hả, dàn hòa…Cái quạt thật trung thành với anh. Trong Truyện Kiều, Kim Trọng thề bồi với cô Kiều cũng xòe quạt. Quạt này gọi là quạt thề, quạt ước. Nó giúp thể hiện trạng thái tâm hồn vui sướng hay sầu muộn, điên loạn hoặc mơ hồ hoặc chói chang sắc lạnh. Có lúc lại chập chờn mê sảng. Cái quạt có giá trị rất lớn trong nghệ thuật chèo vì nó được sử dụng triệt để.

Cái quạt Việt Nam vừa được dùng để quạt mát vừa là vật trang trí rất quan trọng và thật đáng yêu. Thật vậy, cái quạt giấy 17 hoặc 18 nan được nhuộm bằng nước vỏ cây với màu hồng nâu nhạt thân thiết của Hưng Yên hay Hữu Bằng (Lủa) vẫn có duyên nhất, phổ biến nhất, tiện dụng nhất.

(Theo Lý Khắc Cung, Hà Nội Văn hóa và Phong tục, 2014)

>> Xem thêm Đề 17 : Thuyết minh về một đồ vật gần gũi trong đời sống(Cái nón) tại đây.

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận