Đề 10 – Đề thi thử THPTQG môn Văn – THPT Số 3 An Nhơn – Bình Định

Đang tải...

Trường THPT Số 3 An Nhơn 

 ĐỀ 10

 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn

I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu sau:

Xin đừng vội nghĩ cứ có học vấn, bằng cấp cao là nghiễm nhiên trở thành người có văn hoá. Trình độ tri thức văn hoá cũng mới chỉ là tiền đề. Nếu sự rèn luyện nhân cách kém thì tiềm năng hiểu biết đó sẽ tạo nên thói hợm hĩnh, khinh đời; phong cách sông càng xâu đi, càng giảm tính chất văn hoá. Trong thực tế, ta thấy không hiếm những người có học mà phong cách sông lại rất trái ngược. Họ mở miệng là văng tục, nói câu nào cũng đều có kèm từ không đẹp. Mặt vênh vênh váo váo, coi khinh hết thảy mọi người. Trò chuyện với ai thì bao giờ cũng hiếu thắng, nói lấy được, nhưng khi gặp khó khăn thì chùn bước, thoái thác trách nhiệm. Trong lúc đó, có người học hành chưa nhiều, chưa có học hàm, học vị gì nhưng khiêm tốn, lịch sự, biết điều trong giao tiếp, khéo léo và khôn ngoan trong cách ứng xử trước mọi tình huống của cuộc sông. Rõ ràng là chất văn hoá trong phong cách sông phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.

Tất nhiên, tác động của trình độ học vấn đến sự nâng cao phong cách văn hoá của một người rất lớn. Cách suy nghĩ, cách giải quyết mâu thuẫn, sự ước mơ, kì vọng và sự trau dồi lí tưởng có liên quan mật thiết đến tiềm năng hiểu biết. Đa số những người có học vấn cao thường có phong cách sông đẹp. Không thể phủ nhận thực tế đó, chỉ có điều cân nhớ là trình độ học vấn và phong cách sông văn hoá không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau.

(Trích Học vấn và văn hoá — Trường Giang)

Câu 1. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? (0,5đ)

Câu 2. Theo tác giả, trình độ học vấn có tác động như thế nào đến phong cách văn hoá của một người? (1,0đ)

Câu 3. Đọc đoạn trích, anh/ chị hiểu yếu tố cốt lõi làm nên cốt cách văn hóa của một con người là gì? (0,5đ)

Câu 4. Theo anh/ chị, quan điểm của tác giả có phù hợp với cuộc sống hiện nay không? Vì sao?

(1,0đ)

II. Làm Văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu văn được gợi ra từ phần đọc hiểu: Rõ ràng là chất văn hoá trong phong cách sông phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.

Câu 2 (5,0 điểm):

Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài (“Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài). Từ đó, liên hệ với tâm trạng của nhân vật Chí Phèo trong buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu (“Chí Phèo” – Nam Cao), để nhận xét về cách khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động của hai nhà văn?

———— hết—————

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:

I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

1. 

Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0.5 điểm)

2. 

Theo tác giả, trình độ học vấn có tác động đến phong cách văn hoá của mỗi con người: (1 điểm)

-Tiềm năng hiểu biết, vốn tri thức sâu rộng là cơ sở hình thành lối suy nghĩ, cách ứng xử, cách giải quyết mâu thuẫn, khát vọng và lí tưởng sống của một con người.

-Trên thực tế, đa số những người có học vấn cao thường có phong cách sống đẹp.

3. 

Đọc đoạn trích, có thể thấy yếu tố cốt lõi làm nên cốt cách văn hoá của một con người là: (0.5 điểm)

-Sự giáo dục của gia đình, nhà trường.

-Đặc biệt là ý thức tu dưỡng đạo đức, hoàn thiện nhân cách và không ngừng học tập từ thực tế đời sống của mỗi cá nhân.

4. 

HS trình bày theo quan điểm cá nhân rõ ràng, thuyết phục dưới hình thức một đoạn văn ngắn, không mắc lôi diễn đạt. (1 điểm)

II. LÀM VĂN ( 7 điểm) 

Câu 1: Bày tỏ suy nghĩ về ý kiến: Rõ ràng là chất văn hoá trong phong cách sông phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.

a.   Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ (0.25 điểm)  Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

b.    Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Rõ ràng là chất văn hoá trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra biện pháp khắc phục hiện tượng. ( 1.25 điểm)

Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan để nêu vân đề cân nghị luận: Rõ ràng là chất văn hoá trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình. (1 điểm)

* Các câu phát triển đoạn:

–      Giải thích: Văn hoá là toàn bộ giá trị vật chât và tinh thần mà con người sáng tạo ra. Phong cách sống là những nét điển hình, được lặp đi lặp lại và định hình thành phong cách, thói quen trong đời sống cá nhân, nhóm xã hội, dân tộc, hay là cả một nền văn hóa. Ý cả câu: Con người có văn hoá là nhờ sự kết hợp của ba yếu tố: tự thân rèn luyện, từng trải trong đời và sự giáo dục của gia đình.

–  Bàn luận:

+ “Ý thức tu dưỡng tính nết” là yếu tố quan trọng nhât để hình thành phong cách sống văn hóa.

+ Trường đời là môi trường thực tế’ tôi luyện con người.

+ Gia đình là cái nôi hình thành văn hoá trong phong cách sống môi người. Nhờ có gia đình, môi người không những được nuôi dưỡng mà còn được dạy dô về tình thương, cách ứng xử trong quan hệ…

Ba yếu tố trên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, hình thành nên chất văn hoá trong phong cách sống của môi người. ( dẫn chứng thực tế)

-Phê phán những người tuy có trình độ học vân nhưng văn hoá sống thấp, nhất là trong ứng xử giao tiếp, trong nhận thức và hành động.

* Câu kết đoạn: Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân: Ý thức được văn hoá của con người rất quan trọng. Bản thân không ngừng học tập và tu dưỡng để có lối sống đẹp. (0.25 điểm)

d. Sáng tạo (0.25 điểm)

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.(0.25 điểm)

2. Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài (“Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài). Từ đó, liên hệ với tâm trạng của nhân vật Chí Phèo trong buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu (“Chí Phèo” – Nam Cao), để nhận xét về cách khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động của hai nhà văn? ( 5 điểm) 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận ( 0.25 điểm)

– Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hông Ngài (“Vợ chông A Phủ” – Tô Hoài). Từ đó, liên hệ với tâm trạng của nhân vật Chí Phèo trong buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu (“Chí Phèo” – Nam Cao), để nhận xét về cách khám phá vẻ đẹp tâm hôn con người lao động của hai nhà văn? (0.5 điểm)

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. (3.5 điểm)

1.  Giới thiệu chung

–    Giới thiệu về tác giả Tô Hoài; tâm trạng của Mị trong cảnh đêm tình mùa xuân.

–     Giới thiệu về tác giả Nam Cao; tâm trạng của Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu. Hai nhà văn đều đi sâu khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động.

2.    Cảm nhận tâm trạng nhân vật Mị trong cảnh mùa xuân ở Hông Ngài

–    Mị có phẩm chất tốt đẹp nhưng bị đày đọa cả về thể xác và tinh thần.

–    Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân: + Bên trong hình ảnh “con rùa nuôi trong xó cửa” vẫn đang còn một con người khát khao tự do, hạnh phúc. Gió rét dữ dội cũng không ngăn được sức xuân tươi trẻ trong thiên nhiên và con người, tất cả đánh thức tâm hôn Mị.

+ Mị uống rượu để quên hiện tại đau khổ. Mị nhớ về thời con gái, Mị sống lại với niềm say mê yêu đời của tuổi trẻ.

+ Tiếng sáo (biểu tượng của tình yêu và khát vọng tự do) từ ngoại cảnh đã đi sâu vào tâm tư Mị.

+ Mị thắp đèn như thắp lên ánh sáng chiếu rọi vào cuộc đời tăm tối. Mị chuẩn bị đi chơi nhưng bị A Sử trói lại; tuy bị trói nhưng Mị vẫn tưởng tượng và hành động như một người tự do, Mị vùng bước đi.

–    Khái quát nghệ thuật

+ Bút pháp hiện thực sắc sảo, nghệ thuật phân tích tâm lí tinh tế, Tô Hoài đã xây dựng thành công nhân vật Mị.

+ Có áp bức, có đấu tranh; Mị chính là điển hình sinh động cho sức sống tiềm tàng, sức vươn lên mạnh mẽ của con người từ trong hoàn cảnh tăm tối hướng tới ánh sáng của nhân phẩm và tự do.

a. Liên hệ tâm trạng của Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu (0.75 điểm)

– Sau khi gặp Thị Nở và được Thị chăm sóc, yêu thương, Chí Phèo lần đầu tiên tỉnh rượu sau những cơn say triền miên và đã có sự chuyển biến sâu sắc trong tâm trạng:

+ Từ tỉnh rượu đến tỉnh ngộ: Tỉnh rượu: lần đầu tiên – từ khi ra tù, Chí hết say và cảm nhận được thời gian và âm thanh hằng ngày của cuộc sống. Âm thanh cuộc sống đang từng tiếng một gõ nhịp vận hành cùng với sự thức tỉnh của Chí Phèo. Những âm thanh này ngày nào mà chẳng có, nhưng đây lại là lần đầu tiên Chí mới nhận ra. Tỉnh ngộ : nhận thức và nhìn lại cuộc đời mình trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.

+ Khát khao hoàn lương và mong ước hạnh phúc. Chí mong muốn trở lại làm người lương thiện.

Nam Cao cho cho ta thấy được bản tính tốt của con người có ngay trong con người bị tha hoá. Bản tính ấy sẽ trôi dậy khi có chất xúc tác.

b. Nhận xét về cách khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động của hai nhà văn

– Hai nhân vật Mị và Chí Phèo là những hình tượng điển hình cho số phận con người lao động vượt lên sự đè nén của cường quyền để khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của con người.

+ Mị: Tưởng chừng như đã trở thành vật vô tri, vô giác trong nhà thống lý, nhưng vẫn tiềm tàng sức sống mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân.

+ Chí Phèo: Dù bị hủy hoại cả về nhân hình lẫn nhân tính nhưng Chí vẫn khao khát hướng đến cuộc sống lương thiện.

– Mỗi nhà văn có một cách sáng tạo riêng, nhưng khi viết về người nông dân thì các tác giả đều đi sâu vào khám phá vẻ đẹp tâm hồn và niềm tin vào sức sống, bản chất lương thiện của người lao động. Từ đó, đề cao, trân trọng những phẩm chất đáng quý của người nông dân.

d. Sáng tạo (0.5 điểm)

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0.25 điểm)

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Xem thêm: Đề 11 – Đề thi thử THPTQG môn Văn – THPT Số 3 An Nhơn – Bình Định tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận