Dấu ngoặc kép – Sách bài tập Ngữ Văn 8 Tập 1

Đang tải...

Cách sử dụng dấu ngoặc kép

Bài tập 

1. Bài tập 1, trang 142 -143, SGK.

2. Bài tập 2, trang 143, SGK.

3. Bài tập 3, trang 143 -144, SGK.

4. Bài tập 4, trang 144, SGK.

5. Bài tập 5, trang 144, SGK.

6. Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép toong những đoạn trích sau :

a. Bố mẹ tôi hào hứng mua sắm cho em gái tôi tất cả những gì cần cho công việc vẽ. Chú Tiến Lê tặng ” đồng nghiệp” hẳn một hộp màu ngoại xịn.

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

b. Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

“Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay

(Vũ Đình Liên, Ông đồ)

c. Con tu hú to nhất họ, nó kêu “tu hú” là mùa tu hú chín ; không sai một tẹo nào.

(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)

7. Hai đoạn trích sau đã bị lược một số dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. Hãy cho biết những dấu câu đó được dùng ở đâu và giải thích lí do.

a. Đọc bản Tuyên ngôn Độc lập đến nửa chừng, Bác dừng lại và bỗng dưng hỏi

– Tôi nói, đồng bào nghe rõ không ?,

Một triệu con người cùng đáp, tiếng dậy vang như sấm

– Co. o. ó… !

Từ giây phút đó, Bác cùng với cả biển người đã hoà làm một…

Buổi lễ kết thúc bằng những lời thề độc lập

– Chúng tôi, toàn thể nhân dân Việt Nam, xin thề Kiên quyết một lòng ủng hộ Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

– Chúng tôi xin thề Cùng Chính phủ giữ nền độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc, chống mọi mưu mô xâm lược, dù có phải chết cũng cam lòng.

Nếu Pháp đến xầm lược lần nữa thì chúng tôi xin thề 

Không đi lính cho Pháp

Không làm việc cho Phấp

Không bán lương thực cho Pháp

Không đưa đường cho Pháp !

Một triệu con người, một triệu tiếng hô cùng hoà làm một. Đó là lời thề của toàn dàn kiên quyết thực hiện lời Hồ Chủ Tịch vừa đọc để kết thúc bản Tuyên ngôn Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ quyền tự do và độc lập ấy !

Lịch sả đã sang trang. Một kỉ nguyên mới bắt đầu – kỉ nguyên của Độc lập, Tự do, Hanh phúc.

(Theo Những năm tháng không thể nào quên,

Võ Nguyên Giáp kể, Hữu Mai ghi)

b.  Đêm, dù rét mấy Vện cũng ra cổng nằm. Chẳng bao giờ nó chào nhầm đã đành. Nhưng cũng chẳng bao giờ nó sủa sai. Nhà có con mèo. Người ta nói Cãi nhau như chó với mèo. Nhưng tôi chưa thây Vện gây sự với mèo lần nào. Một sớm tính sương, tôi nghe Tịch khóc ở cổng vườn. Thì ra Vện nằm cứng đờ, đuôi không biết ngoe nguẩy nữa, cái mắt trắng dã, bất động. Tôi lay gọi Vện ơi! Vện ơi! Nó lạnh tanh rồi.

(Theo Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)

8. Vì sao dấu ngoặc kép được dùng trong ví dụ sau đây :

Khi chê trách một điều gì, để người nghe dễ chấp nhận, người ta thường nói giảm nói tránh bằng cách phủ định điều ngược lại với nội dung đánh giá. Chẳng hạn, đáng lẽ nói “Bài thơ của anh dở lắm” thì lại bảo “Bài thơ của anh chưa được hay lắm”.

(Theo Ngữ văn 8, tập một)

9. Nhận xét về cách dùng dấu ngoặc kép trong đoạn trích sau đây :

Bất chấp luật pháp, “xe dù” lộng hành ngay giữa “thanh thiên bạch nhật”, không tí e dè.

NGANG NHIÊN BẮT KHÁCH

Trước Bến xe miền Đông, tài xế xe biển số 53S -18… cho xe rảo dọc quốc lộ 13.Lơ xe chui đầu qua cửa, thấy khách đeo ba lô, xách theo va li đều chỉ mặt : “Phan Thiết không ?”.

(Theo Thanhnienonline, ngày 12/1/2011)

Gợi ý làm bài

1. a) Phần trong dấu ngoặc kép là những câu nói mà lão Hạc tưởng như là con chó vàng muốn nói với lão.

b. Từ ngữ trong dấu ngoặc kép được dùng để chỉ ai ? Tác giả có dụng ý gì khi đặt từ ngữ này trong dấu ngoặc kép như vậy.

c. Từ ngữ em bé là của chú bé Hồng (người nói câu này) hay của một người khác ?

d. Những từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép có phải của chính tác giả không ? Việc đặt những từ ngữ này trong dấu ngoặc kép thể hiện dụng ý gì của người viết ?

e. Xem (c), (d).

2. a) Đoạn trích này có một dấu hai chấm và hai (cặp) dấu ngoặc kép.

b. Đoạn trích này có một dấu hai chấm và một (cặp) dấu ngoặc kép.

c. Đoạn trích này có một dấu hai chấm và một (cặp) dấu ngoặc kép.

3. Chú ý sự khác biệt giữa tôi (ngôi thứ nhất : người nói/người viết) và Người (ngôi thứ ba).

5. Chú ý tìm những bài dùng cả ba loại dấu câu (dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép).

6. a) Trên thực tế, người được gọi là đồng nghiệp ở đây có đúng là đồng nghiệp của người hoạ sĩ không ?

b. Câu Hoa tay thảo những nét – Như phượng múa rồng bay có phải là lời của nhà thơ không?

c. Lời dẫn trực tiếp miêu tả tiếng kêu của loài chim tu hú phát ra. Lưu ý : tên gọi loài chim này, cũng như một số loài động vật khác, xuất phát từ tiếng kêu của chúng.

7. a) Đoạn trích này có tám dấu hai chấm và năm (cặp) dấu ngoặc kép. Trong đó có một dấu hai chấm dùng để đánh dấu phần thuyết minh cho một phần trước đó và bảy dấu hai chấm dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại. Các dấu ngoặc kép trong đoạn trích dùng để đánh dấu tên tác phẩm hoặc lời dẫn trực tiếp (dùng kết hợp với dấu hai chấm).

b. Đoạn trích này có ba (cặp) dâu ngoặc kép và hai dấu hai chấm. Trong đó có một (cặp) dấu ngoặc kép đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt và hai (cặp) dấu ngoặc kép dùng đánh dấu lời dẫn trực tiếp (dùng kết hợp với dấu hai chấm). –

8. Trong đoạn trích, dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

Trong đoạn trích, dấu ngoặc kép được dùng hai lần với chức năng khác nhau : đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt ; đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận