Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm – Sách bài tập Ngữ Văn 8 Tập 1

Đang tải...

Bài tập về dấu ngoặc đơn

Bài tập 

1. Bài tập 1, trang 135 -136, SGK.

2. Bài tập 2, trang 136, SGK,

3. Bài tập 3, trang 136, SGK.

4. Bài tập 4, trang 137, SGK.

5. Bài tập 5, trang 137, SGK.

6. Bài tập 6, trang 137, SGK.

7. Dấu ngoặc đơn trong những câu sau được dùng đúng hay sai ? Vì sao ?

a. Đó là một bài thơ Đường luật nổi tiếng (luật thơ có từ đời Đường) của Bà Huyện Thanh Quan.

b. Phan Bội Châu (1867 – 1940) quê ở làng Đan Nhiệm (nay thuộc xã Nam Hoà), huyện Nam Đàn,, tỉnh Nghệ An nổi tiếng học giỏi. Sau khi đỗ đầu kì thi Hương vào năm 1900 (giải nguyên), cụ đã hiến thân cho sự nghiệp cứu nước.

8. Hai đoạn trích sau đã bị lược dấu câu. Đoạn trích (a) bị lược bốn dấu phẩy, một (cặp) dấu ngoặc đơn. Đoạn trích (b) bị lược năm dấu phẩy, một dấu hai chấm. Cho biết những dấu câu đó được đặt ở đâu.

a. Đã vậy tính nết lại ăn xổi thì thật chỉ vì ốm đau luôn không làm được có một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất không biết đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi.

( Theo Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

b. Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít Từ xa nhìn lại cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến xung xanh tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng.

(Theo Vũ Tú Nam, Cây gạo)

9. Cho biết tác dụng của dấu ngoặc đơn ở bên dưới mỗi câu :

a. Đảng Lao động Việt Nam […] luôn luôn giương cao và giữ vững ngọn cờ độc lập dân tộc và giải phóng các tầng lớp lao động.

(Hồ Chí Minh)

b. Đừng để cho mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích 1 hạt thóc. Muốn thế phải góp phần lầm cho chặng đường đi đen ô thứ 64 càng dài lâu hơn, càng tốt. Đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.

( Theo Thái An, báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật)

10. Cho biết tác dụng của đấu hai chấm trong đoạn trích sau :

[…] Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!

Xin đáp lại : Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh. Anh uống rượu say mèm, anh làm anh chịu. Nhưng hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải luồng khói độc. Điều này hàng nghìn công trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ.

(Theo Nguyễn Khắc Viện, trong Từ thuốc lá đến ma tuý – Bệnh nghiện)

Gợi ý làm bài

1. Vận dụng kiến thức đã học về công dụng của dấu ngoặc đơn để làm bài tập này. Lưu ý là những công dụng của dấu ngoặc đơn như đánh dấu phần giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm cho phần trước đó đều được thể hiện trong các đoạn trích. Cách dùng dấu ngoặc đơn trong trường hợp thứ nhất ở đoạn trích (c) thường gặp trong các đề thi như : “Anh (chị) hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ : Thất bại là mẹ thành công”.

2. Vận dụng kiến thức đã học về công dụng của dấu hai chấm để làm bài tập này. Lưu ý là một số công dựng của dấu hai chấm như đánh dấu phần giải thích, thuyết minh và đánh dấu lời đôi thoại được thể hiện trong các đoạn trích.

3. Chú ý là có nhiều loại dấu câu được dùng nhằm tách biệt các ý, qua đó nhấn mạnh điều người viết muốn diễn đạt.

4. Hãy xét xem nếu thay như vậy thì phần nằm ngoài dấu ngoặc đơn có còn là một câu trọn vẹn hay không.

5. Dấu ngoặc đơn có khi nào dùng riêng lẻ, không thành cặp hay không ?

7. Chú ý vị trí của dấu ngoặc đơn.

8. Những dấu câu bị lược trong hai đoạn trích :

a. Xét xem trong đoạn trích này có phần nào dùng để làm rõ thêm cho ý trước đó để biết được dấu ngoặc đơn dùng ở chỗ nào. Trong bốn dấu phẩy, có một dấu phẩy tách hai vế của phần trong ngoặc đơn, một dấu phẩy nằm ngay sau dấu ngoặc đơn thứ hai.

b. Trong đoạn trích này, dấu hai chấm có thể nằm ở câu thứ nhất không ? Vị trí của dấu hai chấm là ranh giới giữa hai phần, phần thứ hai dùng để thuyết minh cho phần thứ nhất.

9. Dấu ngoặc đơn trong ví dụ (a) và (b) đều dùng để đánh dấu phần chú thích, cho biết ai là tác giả của những câu được trích.

10. Dấu hai chấm trong đoạn trích dùng để đánh dấu lời đối thoại giả định giữa một người hút thuốc lá và tác giả Nguyễn Khắc Viện.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận