Đáp án đề 8 – Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5

Đang tải...

Đáp án đề học sinh giỏi Tiếng Việt 5

      1. Muốn tìm được các cặp từ trái nghĩa, em đọc kĩ từng thành ngữ, tục ngữ, chú ý các từ có nghĩa trái ngược nhau. Các cặp từ trái nghĩa tìm được là :

      a) thấp / cao                                b) nhác /  siêng                   c) khôn / dại

      d) đi / về, già /  trẻ                       e) đói / no

      2. – Em đọc kĩ từng dòng thơ, chú ý các từ có nghĩa trái ngược nhau. Các cặp từ trái nghĩa tìm được là :

     a) to / nhỏ                                                                                    b) lở / bồi

     c) buồn / vui, xa / gần                                                                  d) cũ  / mới

     – Phân tích tác dụng của một cặp từ trái nghĩa. VD : to / nhỏ.

     Cặp từ trái nghĩa này tạo nên ấn tượng về sự đối lập giữa lưng núi to và lưng mẹ nhỏ. Lưng mẹ nhỏ nhưng vẫn là cái nôi êm đềm cho con ngủ. Lưng mẹ không to như lưng núi, nhưng tình thương yêu mẹ dành cho con thì không gì sánh nổi… Cặp từ trái nghĩa to / nhỏ đã góp phần diễn tả nội dung nói trên.

     3. Tham khảo :

     Đoạn thơ giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp hấp dẫn của rừng mơ Hương Sơn. Rừng mơ bao quanh núi, rừng mơ được nhân hoá (“ôm lấy núi“) càng cho ta thấy sự gắn bó với núi một cách gần gũi, thân thiết và yêu thương. Hoa mơ nở trắng như mây trên trời đọng (kết) lại. Gió chiều đông nhẹ nhàng gờn gợn đưa hương hoa mơ lan toả khắp nơi. Có thể nói : đoạn thơ đã vẽ ra bức tranh mang vẻ đẹp của đất tròi thiên nhiên hoà quyện trong rừng mơ Hương Sơn.

     4.

     1. Xác định yêu cầu : Tả một vườn rau (hoặc vườn hoa) gần nơi em ở (hoặc nơi em có dịp đến thăm).

     Chú ý : Nên chọn tả cảnh vưòn rau (vườn hoa) ở một thòi điểm cụ thể (sáng, trưa, chiều), vào một mùa xác định (xuân, hạ, thu, đông, hoặc mùa khô, mùa mưa) ; làm nổi bật hình ảnh cây rau (hoặc hoa) nhưng không quá thiên về tả cây cối (chú trọng về cảnh vật nhiều hơn).

     2. Tìm ý, lập dàn bài :

     a) Mở bài (giới thiệu khu vưòn )

     – Vườn rau (hoa) của ai ? Ở vị trí nào ? Tên gọi của vườn (nếu có) là gì ?…

     – Hoặc : Em có dịp nhìn thấy (hoặc quan sát kĩ) vườn rau (hoa) ấy vào dịp nào ? Vì sao em muốn tả cảnh đó ?…

     b) Thân bài (tả từng phần)

     – Đặc điểm bên ngoài : Vưòn rộng hay hẹp ? Xung quanh vườn có gì nổi bật ? Cổng (lốĩ đi) vào ra sao ?…

     – Cảnh nổi bật trong vườn :

     + Các cây rau (hoa) được trồng ra sao ? Màu sắc, hình dáng, hương vị nổi bật mà em cảm nhận được là gì ? Cầy rau (hoa) nào gây chú ý nhiều nhất đốỉ với em ? Vì sao ?…+ Các luống rau (hoa) được bô” trí ra sao ? Lối đi lại thế nào ? Có luống rau (hoa) nào làm em chú ý ?…

      Chú ý : Nếu vườn rau (hoa) có cảnh người đi lại, hoạt động, em nên tả sơ qua vài nét (không tả kĩ).

      c) Kết bài : Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về vườn rau (hoa) đã tả.

      3. Tham khảo (một sô” đoạn văn tả vườn rau, vưòn hoa) :

      * Tả vườn rau xanh

      Vườn được chia làm nhiều luống, giữa các luống là đường đi nhỏ để hằng ngày bà em tưới rau. Đây rồi, những bé xà lách xanh non khum sát vào nhau, phiến lá có nhiều nếp nhăn như những gợn sóng lăn tăn ở mặt hồ. Những bé xà lách yếu ớt nép cạnh các anh su hào như muốn nhờ che chở những cơn gió bấc. Các chị cải bắp như chiếc rổ con úp ngược. Trời rét, các chị đứng im, cố kéo chiếc “áo lông” ấm áp vào người. Các anh “su hào bánh xe” còn nhỏ, để lộ một lớp phấn trắng mịn. Những chiếc lá màu xanh mỡ màng có đường viền răng cưa xoè ra từ thân củ mới chỉ bằng nắm tay. Mỗi khi có gió thổi, những chiếc lá khẽ đung đưa như những chiếc tai thỏ vẫy vẫy…

(Theo Thăng Long)

     * Tả vườn hoa đẹp

     Bước qua cổng sắt, em như lạc vào thế giới hoa rực rỡ màu sắc. Nào là dãy hồng nhung phô những đoá hoa còn ướt đẫm sương đêm. Hồng đỏ kiều diễm, kiêu sa. Hồng vàng xinh tươi, lộng lẫy. Hồng trắng thanh lịch, mĩ miều. Nhiều đoá hoa đang hé nở, nhuy hoa còn e lệ núp sau tầng cánh mịn, hương thơm thoang thoảng. Phía bên trái là khu trồng hoa mặt trời (hướng dương), mỗi đoá to bằng cả một cái đĩa lớn. Cánh hoa dài, màu vàng tươi, xoè rộng như những tia nắng trong buổi bình minh… Phía bên phải trồng hoa tú cầu. Hoa mọc thành từng chùm to, màu xanh da trời điểm vài đốm trắng trông thật quý phái. Xa xa, những bông vạn thọ vàng tươi đang toả hương thơm đậm…

(Thực hành Tập làm văn 4, 2002)

Xem thêm Đề 8 – Đề bài luyện tập – Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5 tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận