Đáp án đề 4 – Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5

Đang tải...

     Đáp án đề 4 học sinh giỏi Tiếng Việt 5

      1. – Như đã hướng dẫn ở trên, dựa vào nội dung của câu, nội dung của các từ ngữ đứng trước và đứng sau vị trí trống, em lựa chọn từ thích hợp nhất trong các từ đồng nghĩa cho sẵn (ở trong ngoặc đơn).

      – Các lựa chọn :

      a) thành quả                b)  hậu quả                  c) nội quy

      2. – Loại bài tập này khá thú vị. Các từ đồng nghĩa cùng xuất hiện trong một câu. Điều này đòi hỏi người làm bài phải phân biệt được các sắc thái nghĩa tinh tế của từng từ trong nhóm từ đồng nghĩa, để lựa chọn được từ thích hợp điền vào chỗ trống.

       – Các câu đã điền từ hoàn chỉnh như sau :

       a) Loại xe ấy tiêu hao nhiều xăng quá, không hợp ý muốn của người tiêu dùng nên rất khó tiêu thụ.

       b) Các nhà thơ là những ngưòi có tâm hồn thi sĩ.

      3. Tham khảo :

       Bài thơ cho ta thấy quê hương của nhà thơ Trần Đăng Khoa rất đẹp. Một bên có ngọn núi uy nghiêm như đứng đó từ bao đồi nay. Một bên là cánh đồng rộng mênh mông, trải xa tít tắp như đến tận chân tròi. Ở giữa là xóm làng thân yêu được che chở bởi bóng cây xanh mát. Xa xa, hình ảnh dòng sông hiện trắng những cánh buồm, trông như đàn chim sải cánh bay trên trời cao. vẻ đẹp của quê hương nhà thơ làm ta thêm tự hào về đất nước Việt Nam.

       4.

       1. Xác định yêu cầu : Tả một cảnh đẹp vào buổi chiều trong ngày.

       Chú ý : Em có thể chọn tả một cảnh vào buổi chiều trong phạm vi rộng hay hẹp, ỏ quê em hay ở một nơi em đã đến nhưng cần làm nổi bật được những nét đẹp (thể hiện sự quan sát kĩ và tinh tể) đồng thòi bộc lộ được tình cảm, thái độ (thể hiện sự yêu thích) đối với cảnh đẹp đó.

       2. Tìm ý, lập dàn bài. (Tương tự cách làm đã gợi ý ở Đề 1.)

       3. Tham khảo (một sô” đoạn văn tả cảnh vật vào buổi chiều) :

       * Buổi chiểu ở Đà Lạt

       Một buổi chiều cuối tháng năm, mưa dông vừa tạnh. Mặt trời hé nắng vàng vàng, không khí nhẹ và trong, mát rười rượi, kích thích đến tim óc. Tôi mở cửa ra bao lơn nhìn sang rừng thông. Tôi để ý nhìn những cây thông cao, vỏ nứt nẻ, cành sần sùi, cong queo một cách mĩ thuật không ngờ. Dưới chân cây, cỏ dại mọc dày, cao, lá thon thon vươn dọc ngang, lá đan dày um tùm. Tôi nhìn ra xa hơn. Hồ Đà Lạt nằm im, mặt nước xanh phản chiếu đồi núi và rừng thông xanh. Màu xanh và sự im lặng, cảnh bao la của núi rừng và không khí mát mẻ như kim châm vào da, tất cả đã nhẹ nhàng đưa óc tôi liên tưởng đến phong cảnh xứ Phần Lan tôi đã nhiều lần tưởng tượng thấy qua sách vở. vấn vương trên phong cảnh, tôi còn nghe phảng phất giọng nhạc của Giăng Xi-bề-li-út (Jean Sibélius), người nhạc sĩ đã hô hấp được cái hương vị của rừng thông âm u liên tiếp, của hồ nước lặng màu ngọc bích, của cảnh sắc đặc biệt xứ Phần Lan.

(Theo Võ Hồng)

      * Biển chiểu

       Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên…

       Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những núi xa lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió, mà sóng vẫn đổ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lăn tăn như bột phấn trên da quả nhót.

       Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh veo màu mảnh chai. Núi xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm lên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào.

(Vũ Tú Nam)

xem thêm Đề 4 – Đề bài luyện tập – Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5 tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận