Đáp án đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt – TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ NỘI AMSTERDAM năm 2008

Đang tải...

Đáp án đề tiếng việt thi vào chuyên AMSTERDAM 2008

Bài 01.

a. Đoạn văn trên có 2 từ láy, 4 câu đơn, 2 câu ghép.

b. Thành phần chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong câu văn số (3)

Trạng ngữ: Trên … như thế                Chủ  ngữ:  cây  đứng lẻ

Vị ngữ: khó mà … của trời

c. – Câu văn số 3, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa.

– Câu văn số 6, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh.

Bài 02.

a/ Kính già yêu trẻ                                 b/ Gần đất xa trời

c/ Trước lạ sau quen                             d/ Ra khơi vào lộng

Bài 03.

a/ … nơi … chốn                                b/ … lắm… nhiều

c/ … không … trống                           d/ … cùng.. tận

Bài 04.

a. – Quê cha đất tổ: Nơi gia đình, dòng họ đã nhiều đời làm ăn, sinh sống, gắn bó nhiều tình cảm.

b. – Câu học sinh đặt có thể là câu đơn hoặc câu ghép nhưng phải có thành ngữ Quê cha đất tổ.

c. – Quê hương bản quán

d. – Đất khách quê người

Bài 05. Học sinh đặt câu với các cặp quan hệ từ (đã cho).

a/ Không những… mà còn…

b/ Vì… nên

c/ Bao nhiêu… bấy nhiêu…

d/ Mặc dù… vẫn…

Bài 06.

a. Bài Kì diệu rừng xanh của tác giả Nguyễn Phan Hách.

b. Tân kì: mới lạ (tân: mới, kì: lạ)

Vương quốc: đất nước có vua cai trị (vương: vua; quốc: nước).

c. – Từ lụp xụp không thay thế được cho từ lúp xúp trong đoạn văn trên.

– Bởi vì từ lúp xúp gợi dáng hình thấp, đứng liền nhau, còn từ lụp xụp không chỉ gợi dáng hình thấp mà còn gợi ra dáng vẻ tiều tụy, tàn tạ.

d. Biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa.

Tác dụng: Phép tu từ giúp tác giả mang đến cảm nhận mới lạ, độc đáo về những cây, nấm tưởng chừng rất quen thuộc. Qua đó, khu rừng trở thành một vương quốc  cổ tích tuyệt đẹp. Cảnh vật trở nên sống động biết bao!

Bài 07.

a. Học sinh chép đúng khổ thơ cuối:

Dù giáp mặt cùng biển rộng

Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

 

Lá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng … nhớ một vùng núi non …

b. Từ cửa trong khổ thơ trên có một nghĩa: nơi tiếp giáp sông với biển, là nơi sông chảy ra biển, hồ hay một con sông khác.

c. Học sinh đặt một câu ghép có trạng ngữ chỉ nơi chốn và có từ cửa sông.

d. Nhà cao cửa rộng/ Cửa đóng then cài…

e. Thông qua biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, đoạn thơ đã nhắc nhở chúng ta về lòng thủy chung, ý thức về cội nguồn – nơi ta đã sinh ra và lớn lên:

+ Cửa sông: nơi tiếp giáp, nối giữa sông và biển hay chính là nơi tiếp nối giữa không gian gia đình, cội nguồn với xã hội rộng lớn.

+ Biển rộng: cuộc đời rộng lớn.

+ Núi non: cội nguồn, gia đình.

+ Chiếc lá: con người (mỗi chúng ta).

=> Đoạn thơ là một bài học thấm thía về cuộc sống.

Xem thêm Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt – TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ NỘI AMSTERDAM năm 2008 tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận