Đáp án đề 6 – Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5

Đang tải...

     Đáp án đề học sinh giỏi Tiếng Việt 5

      1. Ở từng trường hợp, dựa vào nội dung của cụm từ, dựa vào nghĩa của từ in đậm, em tìm từ trái nghĩa thích hợp.

      Cụ thể :

       a) cứng :             – thép cứng / mềm

                                   – học lực loại cứng / yếu kém

                                   – động tác còn cứng / mềm mại

       b) non :               – con chim non / già

                                   – cân này hơi non / già, đủ

                                   – tay nghề non / vững, vững vàng

       c) nhạt:               – muối nhạt / mặn

                                   – đường nhạt /ngọt

                                   – màu áo nhạt / đậm

                                   – tình cảm nhạt / đằm thắm

       2. a) Trước hết, đối với mỗi từ cho sẵn, em tìm một từ trái nghĩa. Cụ thể :

       – thật thà / dối trá

       – hiền lành / độc ác

       – siêng năng / lười biếng

       b) Sau đó, tìm các từ đồng nghĩa cho từng từ trong mỗi cặp từ trái nghĩa nói trên. Cụ thể :

       – thật thà, chân thật, thành thật, chân thực, thành thực II dôi trá, giả dối, gian dối, gian giảo, xảo trá,…

       – hiền lành, hiền, hiền hậu, hiền hoà, lành, lành hiền II ác, độc ác, tàn ác, hung ác, ác nghiệt, dữ, hung dữ, hung tợn,…

      – siêng năng, chăm, chăm chỉ, chịu khó, cần cù, cần mẫn, chuyên cần, siêng II lười, lười biếng, lười nhác, chây lười,…

       3. Gợi ý : Cảm nhận về trái đất thân yêu :

       – Trái đất là tài sản vô giá của tất cả mọi người.

       – Trái đất được so sánh với hình ảnh quả bóng xanh bay giữa trời xanh cho thấy vẻ đẹp của sự bình yên, của niềm vui trong sáng, hồn nhiên.

       – Trái đất hoà bình luôn ấm áp tiếng chim gù (hình ảnh chim bồ câu thường dùng làm biểu tượng hoà bình).

       – Trái đất đẹp và nên thơ với hình ảnh cánh chim hải âu bay chập chờn trên sóng biển.

       4.

       1. Xác định yêu cầu : Tả ngôi nhà em đang ở cùng với những ngưòi thân. Chú ý : Nêu được tình cảm yêu thích và gắn bó với ngôi nhà của mình.

       2. Tìm ý, lập dàn bài :

       a) Mở bài (giới thiệu bao quát về ngôi nhà)

       – Ngôi nhà (căn hộ,…) ở địa điểm (vị trí) nào ? Nơi đó có đặc điểm gì dễ nhận ra (hoặc có điểm gì thuận lợi đốỉ với em và người thân trong gia đình) ?

       – Hoặc : Hoàn cảnh (lí do) em được ngắm kĩ ngôi nhà (hoặc nhớ lại ngôi nhà). VD : Có dịp đi xa, em nhớ về ngôi nhà thân yêu,…

       b) Thân bài (tả từng phần)

       – Hình dáng bên ngoài : Kích thước, kiểu dáng, chất liệu xây dựng,… có điểm gì nổi bật ? Nét riêng có thể phân biệt ngôi nhà (căn hộ) em ỏ với những ngôi nhà (căn hộ) khác ?…

       – Đặc điểm bên trong :

       + Nhà gồm mấy gian (phòng) ? Được bố trí thế nào ? Lối đi, cửa ra vào, cửa sổ, nền nhà,… có gì đáng nói ?

       + Gian nhà (căn phòng) chính (trung tâm) được bày biện (đồ đạc, vật dụng trang trí) ra sao ? cảnh (bộ phận) phụ liên quan đến ngôi nhà (như : bếp, sân chơi, bồn hoa, vưòn rau,…) có những nét gì nổi bật ?

       + Em và những người thân sinh hoạt trong ngôi nhà ra sao ? (Tả sơ qua nét nổi bật, đáng nhớ nhất.)

       c) Kết bài (nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ)

       – Em nghĩ gì về ngôi nhà (căn hộ) của gia đình mình ?

       – Hoặc : Tình cảm, thái độ của em đối với ngôi nhà (căn hộ) đó ra sao ? Giá trị, ý nghĩa của ngôi nhà (căn hộ) đó đôi với em và gia đình thế nào ?

       3. Tham khảo (một số đoạn văn tả ngôi nhà) :

       * Ngôi nhà ở thành phố

       Ngôi nhà rất rộng, đủ chỗ cho hàng chục người ở. Năm phòng được bô trí thuận tiện. Đầu tiên là phòng khách được trang trí đơn sơ mà trang nhã. Bộ sa lông màu mận chín kê quanh chiếc bàn tròn bằng gỗ cẩm lai, trên mặt kê miếng kính trong suốt. Chiếc tủ buýp-phê đặt ở giữa phòng, bên trong là những bộ đồ trà, chén, đĩa cổ và những bình hoa các kiểu. Chú gấu nhồi bông, cô búp bê tóc vàng của em cũng được mẹ bày trong đó. Trên tường, hai bức tranh phong cảnh quê hương treo đối diện. Chiếc đồng hồ sau mỗi giờ lại điểm những tiếng chuông ngân nga, thánh thót. Tại phòng khách này, gia đình em đã bao lần sum họp, chia sẻ vui buồn, bao lần tiễn đưa năm cũ và đón mừng năm mới…

(Thực hành Tập làm văn 4, 2002)

       * Ngôi nhà ở nông thôn

       … Đó là căn nhà ba gian lợp lá kè, ẩn dưới những lùm cây xanh um đầu làng. Từ xa chưa nhìn thấy được đâu. Mấy ngọn kè cao vượt lên những rặng tre xanh kia là nhà em đó. Vào nhà phải qua một cái công tre, có thể chống lên sập xuống được. Hai hàng răm bụt được xén ngang bằng vai người, thẳng tắp, men theo hai bên lối đi vào nhà. Cái sân tráng tro lò nhẵn bóng. Mùa hè, phơi lúa, phơi khoai chỉ ba nắng là khô giòn. Chiều chiều, cả nhà thường dọn cơm ăn ở sân cho mát. Thềm nhà được xây bao bằng gạch xỉ. Nhà em chưa xây tường, vách trát bằng vữa vôi cát. Nước vôi quét từ tết năm ngoái vẫn còn trắng. Cánh cửa ra vào bằng gỗ thông ghép lại. Hai cửa sổ hai bên được làm tạm bằng phên nứa. Gian giữa có bộ ghế mộc để tiếp khách. Trên vách cao gần xà nhà, ảnh Bác Hồ lồng trong khung kính. Dưới ảnh Bác có bức tranh ngũ quả. Gian bên phải là nơi nghỉ của bố mẹ em, gian bên trái kê một giường đôi, gần cửa sổ là góc học tập của chị em chúng em.

(Theo Hoàng Anh)

Xem thêm Đề 6 – Đề bài luyện tập – Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5 tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận