Đáp án câu 104 trang 23 – Sách Bài tập Toán 9 Tập 1, Phần Đại số

Đang tải...

Đáp án câu 104 trang 23

Câu 104:

Ta biến đổi \frac{ \sqrt{x} + 1}{ \sqrt{x} + 3} \frac{ \sqrt{x} - 3 + 4}{ \sqrt{x} - 3} = 1 + \frac{4}{ \sqrt{x} - 3} .

Để 1 + \frac{4}{ \sqrt{x} - 3} nhận giá trị nguyên thì \frac{4}{ \sqrt{x} - 3} phải có giá trị nguyên.

Do x nguyên nên \sqrt{x} là số vô tỉ hoặc là số nguyên.

– Với \sqrt{x} là số vô tỉ thì \sqrt{x} – 3 là số vô tỉ nên \frac{4}{ \sqrt{x} - 3} không thể là số nguyên. Vậy trong trường hợp này không có giá trị nào của x để biểu thức đã cho nhận giá trị nguyên.

– Với \sqrt{x} là số nguyên thì \sqrt{x} – 3 là số nguyên. Vậy để \frac{4}{ \sqrt{x} - 3} nguyên ta phải có \sqrt{x} – 3 phải là ước của 4.

Mặt khác, theo định nghĩa căn bậc hai thì x ≥ 0 và \sqrt{x}  ≥ 0.

Vậy giá trị x nguyên cần tìm phải không âm và phải thỏa mãn điều kiện \sqrt{x}  ≥ 0 và \sqrt{x} – 3 là ước của 4 .

Ta thấy 4 có các ước số là ± 4; ± 2 và ± 1.

Với ước là 4, ta có \sqrt{x} – 3 = 4 , suy ra x = 49;

Với ước là -4, ta có  \sqrt{x} – 3 = – 4, không tồn tại x;

Với ước là 2, ta có \sqrt{x} – 3 = 2 , suy ra x = 25;

Với ước là -2 , ta có \sqrt{x} – 3 = -2 , suy ra x = 1;

Với ước là 1, ta có \sqrt{x} – 3 = 1 , suy ra x = 16;

Với ước là – 1, ta có \sqrt{x} – 3 = -1 , suy ra x = 4.

 

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận