Dạng bài kể chuyện tưởng tượng – Một số đề bài và dàn ý – Tập làm văn 6

Đang tải...

Dạng bài kể chuyện tưởng tượng

DẠNG BÀI KẾ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG

I – MỘT SỐ ĐỂ BÀI

1. Thay lời nhân vật Lang Liêu kể lại câu chuyện Sự tích bánh chưng, bánh giầy.

2. Đóng vai Lạc Long Quân kể lại truyện Con Rồng cháu Tiên.

3. Bà mẹ của Gióng kể chuyện về cuộc đời của Thánh Gióng.

4. Tưởng tượng và kể chuyện ông lão đánh cá và con cá vàng theo một kết thúc khác.                                                                                    ‘

5. Em đã được gập nhân vật Thạch Sanh trong cổ tích cùng tên. Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ đó.

6. Kể một câu chuyện tưởng tượng mà nhân vật là con vật.

7. Ngày cuối cùng của học kì một, quyển sách Ngữ văn 6, tập một của một bạn học sinh đã có dịp gặp và nói chuyện với quyển sách Ngữ văn 6, tập hai. Em hãy ghi lại cuộc trò chuyện đó.

8. Một ngày, trong khi thu dọn tủ quần áo, em đã gặp lại cải áo cũ của mình hồi còn bé. Một cuộc trò chuyện giữa em và cái áo đã diễn ra. Hãy kể lại chuyện đó.

9. Một cái bàn cũ và một cái bàn mới gặp nhau ở hành lang lớp học. Theo em, chúng sẽ nói chuyện gì với nhau. Hãy tưởng tượng và kể lại.

10. Hai cái cây trong sân trường nói chuyện với nhau.

11. Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi mãng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước,…

12. Trẻ em vẫn mơ ước vươn vai một cái là trỏ’ thành tráng sĩ như Thánh Gióng. Em hãy tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi ngài bí quyết xem ngài khuyên em như thế nào ?

13. Do một lỗi lầm nào đó mà em bị phạt buộc phải biến thành một con vật trong thời hạn ba ngày. Trong ba ngày đó, em đã gặp những điều thú vị và rắc rối gì ? Vì sao em mong chóng hết hạn để trở lại làm người ?

14. Trong nhà em có ba phương tiện : ô tô, xe đạp và xe máy. Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi nhau đó và sẽ dàn xếp như thế nào ?

15. Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.

II – MỘT SỐ DÀN BÀI

Đề 1 : Em hãy tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ, trò chuyện với một cây xanh trong sân trường.

1. Mục đích, yêu cầu

– Qua cuộc trò chuyện với cây xanh trong sân trường, em có thể kể về những kỉ niệm với cây, vai trò của cây xanh với khung cảnh trường và môi trường.

– Để kể được câu chuyện này, các em cần dùng nhân hoá một cách tự nhiên.

2. Dàn ý

Mở bài :

Giới thiệu hoàn cảnh gặp và trò chuyện với cây, ví dụ :

Ngồi dưới gốc cây chờ mẹ đón và bỗng nghe tiếng cây hỏi chuyện.

Hoặc làm gãy cành cây và có cuộc trò chuyện.

Thân bài :

– Cây kể những điều biết về bạn học sinh (nhân vật “tôi”).

– “Tôi” hỏi chuyện cây :

– Cây nói về cuộc đời của nó.

– Cây nói suy nghĩ của về nhà trường, về học sinh của trường…

– Cây nói về ước mơ của nó.

Kết bài :

– Chia tay với cây (ví dụ : Mẹ đến đón.).

– Hiểu mỗi cây có cuộc sống riêng, cần chăm sóc, bảo vệ cây xanh.

– Tưởng tượng mai sau, khi trở lại thăm trường, thăm cây.

Đề 2 : Tưởng tượng, kể lại cuộc tranh công của những quyển sách giáo khoa.

1. Mục đích, yêu cầu

– Khuyên học sinh cần nhận ra vai trò của từng môn học và coi trọng tất cả các môn học.

– Để kể được chuyên này, các em cần dùng nhân hoá và tạo được hoàn cảnh gặp gỡ hợp lí cho các nhân vật.

2. Dàn bài

Mở bài :

– Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

– Có thể những quyển sách trên giá sách trò chuyện

– Có thể những quyển sách trong cặp, chuẩn bị cho buổi học ngày mai.

Thân bài :                                                                      ‘    .        s

– Sách Ngữ văn khoe về vai trò của mình :

– Giúp học sinh có hiểu biết về văn chương.

– Làm cho tâm hồn học sinh thêm phong phú.

– Có thêm vốn tiếng Việt phong phú, ehính xác.

– Thực hành nói, viết qua Tập làm văn.

– Sách Toán :

– Giúp học sinh biết tính toán, điều rất cần trong cuộc sống.

– Rèn tư duy chính xác, khoa học…

– Sách Vật lí cũng tranh luận về vai trò của mình.

– Sách Sinh học kể về những điều thú vị mà nó mang lại cho học sinh.

– Sách Lịch sử,…

Kết bài :

– Bạn học sinh lên tiếng can ngăn : khẳng định công lao của mỗi cuốn sách.

– Phân tích để thấy : học sinh cần học tốt tất cả các môn học, mỗi cuốn sách có vị trí riêng nhưng chỉ có ý nghĩa giúp bạn học sinh trở thành người toàn diện khi cùng biết kết hợp với nhau.

Đề 3 : Tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi măng cốt thép, máy bay trực thăng, xe lội nước,…

1. Mục đích, yêu cầu

– Phát huy trí tưởng tượng để tạo ra một câu chuyện mới trên cơ sở câu chuyện đã có.

– Ca ngợi sức mạnh chống thiên tai của con người, việc chống lũ lụt cho đến nay vẫn tiếp tục.

– Biết dùng cách nhân hoá.

2. Dàn bài

Mở bài:

– Giới thiệu cuộc giao chiến.

– Xưa, Sơn Tinh và rrhuỷ Tinh đã giao chiến vì Mị Nương. Thuỷ Tinh thua nhưng hằng năm yẫii dâng nước đánh Sơn Tinh và lại thua… bao đời vẫn thế.

– Thế kỉ XX, Thuỷ Tinh vẫn tiếp tục dâng nước đánh Sơn Tinh.

Thân bài :

– Sơn Tinh chuẩn bi ứng phó với Thuỷ Tinh :

– Sơn Tinh được trung tâm khí tượng thông báo về khả năng dâng nước của Thuỷ Tinh.

– Sơn Tinh họp bàn chuẩn bị phương tiện và lập kế hoạch chống bão lũ…

– Thuỷ Tinh dâng nước :

– Thuỷ Tinh ở dưới sâu, không hiểu sự phát triển của mặt đất.

– Thuỷ Tinh dâng nước, cảnh bão lũ khủng khiếp.

– Sơn Tinh chống lại Thuỷ Tinh :

– Sơn Tinh dùng di động, dùng Internet chỉ huy quân tướng chống lại Thuỷ Tinh, cứu người dân vùng lũ.

– Sơn Tinh điều xe lội nước tiếp tế, cứu dân vùng lụt. Máy bay trực thăng cấp cứu người bị nạn, tiếp tế lương thực, đưa quân ứng cứu…

– Xe ủi, xe ben… được huy động củng cố vùng bị đe doạ,…

– Cuộc giao chiến kết thúc :

– Nước rút, cảnh tan hoang,…

– Tâm sự của Sơn Tinh.

Kết bài:

– Kêu gọi người dân phòng chống lũ cùng Sơn Tinh.

– Niềm tin vào sức mạnh của con người.

Xem thêm 

Kể về tình mẹ

Kể về việc em gửi quà tặng bạn vùng lũ

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận