Con cò – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2

Đang tải...

Con cò ngữ văn lớp 9

I. VÀI NÉT VỂ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

Chế Lan Viên (1920 – 1989) làm thơ từ khá sớm. Năm 1937 khi học ở trường Trung học Quy Nhơn, Chế Lan Viên đã bắt đầu sáng tác. Năm 1939, ông ra học ở Hà Nội, sau đó vào làm báo ở Sài Gòn, rồi dạy học ở Thanh Hoá và Huế. Trong phong trào Thơ mổi, Chế Lan Viên đã khẳng định cái tôi độc đáo của mình với tập “Điêu tàn ” – 1937. Năm 1959, hoà bình lập lại, Chế Lan Viên về sông và hoạt động ở Hà Nội. Trong thời gian này, ông đã đảm nhiệm nhiều chức vụ. Sau khi đất nước thông nhất, Chế Lan Viên vào công tác và hoạt động văn hoá tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã xuất bản:

  • Thơ: Điêu tàn (1937); Gửi các anh (1954); Ánh sáng và phù sa (1960)… Tuyển tập thơ Chế Lan Viên (1985), Di cảo thơi, II, III (1992, 1993, 1995)…
  • Văn xuôi: Vàng sao (1942); Thăm Trung Quốc (1963); Những ngày nổi giận (1966).
  • Tiểu luận phê bình: Nói chuyện thơ văn (1960), Phê bình văn học (1962).

Chế Lan Viên đã được tặng Huân chương Độc lập hạng Hai (1988); Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996); Giải A giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam (1995) và Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam (1994).

Bài thơ Con cò được in trong tập Hoa ngày thường – Chim báo bão (1967) của Chế Lan Viên.

II. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 48)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc tác phẩm và các chú thích trong SGK. Bài thơ lấy hình ảnh con cò làm hình tượng trung tâm. Chú ý những câu thơ có nội dung là những câu hát ru.

b. Gợi ý trả lời

Hình tượng con cò trong bài thơ xuất hiện qua bài hát ru con của người mẹ. Đó là hình tượng trung tâm xuyên suốt bài thơ. Trong kho tàng văn học Việt Nam, hình ảnh con cò có một vị trí rất quan trọng và mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Trong bài thơ này tác giả đã mượn hình tượng đó để thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và ý nghĩa của lời ru đối vối mỗi tâm hồn trẻ thơ. Cánh cò quen thuộc trong ca dao đã đi vào tâm hồn của bé qua lời ru ngọt ngào của mẹ từ thuở trong nôi, giúp bé thơ cảm nhận phần nào cuộc sống qua câu hát. Lời ru ấy không chỉ là giai điệu êm đềm đưa bé vào giấc ngủ ngon, không chỉ là sợi dây nối tình mẫu tử mà còn là cầu nối giữa trẻ thơ đến với cuộc sống ngay từ lúc còn nhỏ. Hình tượng con cò còn là hình ảnh ẩn dụ của người mẹ tần tảo, suốt đời hi sinh cho con, nó cũng là biểu trưng cho tình mẹ bao bọc, ấp ủ, yêu thương, theo suốt cuộc đời con. Khi con còn nhỏ cò đứng ở quanh nôi. Khi con khôn lớn “cò lại theo con đi học”. Cho đến khi con đã trưởng thành, lên rừng xuống bể thì “Cò sẽ tìm con, cò mãi yêu con”. Cánh cò giản dị và thân thương ấy cũng chính là tình mẹ bao la luôn luôn bên con, dìu dắt con từ những bước đi đầu tiên, vỗ về những giấc ngủ êm đềm của con, nuôi lớn những giấc mơ bay bổng và mãi mãi dõi theo con đến hết cuộc đời.

Như vậy, qua hình tượng con cò, Chế Lan Viên đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và ý nghĩa cao đẹp của lời hát ru trong cuộc sống tâm hồn của mỗi con người từ lúc còn bé thơ.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 48)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Căn cứ vào dấu hiệu ngữ pháp (cách phân loại và đánh số I, II, III) để tìm ra bố cục của bài thơ. Sau đó đọc từng phần để tìm ra nội dung chính của phần. Qua nội dung đó dễ nhận thấy sự bổ sung, phát triển ở các đoạn sau so với trước. Chú ý bám vào ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò.

b. Gợi ý trả lời

Bài thơ Con cò gồm 51 câu thơ được chia làm ba đoạn:

  • Đoạn một: Từ “Con cò bế trên tay… ” đến “… Sữa mẹ nhiều, con ngủ chang phân vân”: Cánh cò trong những câu hát ru của mẹ khi “con còn bế trên tay”.
  • Đoạn hai: Từ “Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!… ” đến “… Và trong hơi mát câu văn

Cánh cò cũng như tình mẹ ấp ủ, nuôi dưỡng những giấc mơ của con khi con bắt đầu khôn lớn.

  • Đoạn ba: Phần còn lại: Những suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.

Bài thơ Con cò của Chế Lan Viên là một bài thơ hay và xúc động về tình mẹ, về lời ru. Song nó không phải là một bài thơ dễ hiểu. Làm nên cái không dễ hiểu ấy chính là ý nghĩa biểu trưng của hình tượng con cò. Ý nghĩa ấy được tác giả bổ sung, biến đổi qua các phần của bài thơ.

Ở đoạn một, con cò biểu tượng cho ý nghĩa của lòi hát ru con. Con còn bé “Con chưa biết con cò, con vạc ”, “chưa biết những cành mềm mẹ hát ” nhưng những lời hát ru của mẹ đã đưa con vào thế giới của hình ảnh “Con cò ăn đêm I Con cò xa tô I Cò sợ cành mềm I Cò sợ xáo măng… Đó là hình ảnh về con cò tần tảo, vất vả, gian truân. Lời hát ru của mẹ cũng mở ra cho con cánh cửa cuộc đời. Lời ru ấy cho con những cảm nhận đầu tiên về thế giới xung quanh, về cuộc sông ngay từ khi con còn bé bỏng. Ý nghĩa của lời hát ru chính là ở đó.

Đến đoạn hai, từ hình ảnh con cò lam lũ, vất vả đã nâng lên thành biểu tượng cho tình mẹ che chở, ủ ấp, nuôi dưỡng những ước mơ thi sĩ của con. Dù con đã lớn lên nhưng cánh cò trắng vẫn “bay hoài không nghỉ ” vẫn dõi theo từng bước chân con. Đó chính là hình ảnh người mẹ vẫn ngày đêm âm thầm dõi theo từng bước đi của đứa con yêu. Hình tượng con cò đã trở thành biểu trưng cho sự hi sinh âm thầm, sự nâng niu chăm sóc của ngưòi mẹ hiền.

Đến đoạn ba, không gian đã mở rộng theo bước chân con “lên rừng xuống biển ” và tình mẹ như cũng trở nên mênh mang, dạt dào hơn. Hình ảnh con cò lúc này vẫn dõi theo con đi đến hết cuộc đòi như tình mẫu tử thắm thiết, ngọt ngào.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 48)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn thơ đầu của bài thơ. Từ những hiểu biết về ca dao để chỉ ra sự vận dụng của tác giả. Với sự xuất hiện của những câu ca dao ấy có ý nghĩa gì trong việc tạo nên giọng điệu của bài thơ và thể hiện tư tưởng của tác giả?

b. Gợi ý trả lời

Bài thơ mở ra một không gian êm đềm với lời ru ngọt ngào của mẹ trên chiếc nôi đu. Ai đã từng lớn lên trong lòi ru ầu ơ của bà, của mẹ sẽ không khỏi xúc động khi đọc những câu thơ này của Chế Lan Viên. Bởi nó tha thiết, êm ái, ru con thơ vào giấc ngủ nồng. Và trong câu hát ấy là hình ảnh của những cánh cò đang bay lả dập dờn. Chế Lan Viên đã khéo léo đưa vào thơ mình những lời ca dao bình dị, quen thuộc:

Cánh cò bay lả, bay la,

Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng.

Con cò bay lả, bay la,

Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng.

Cái cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Đó là những lời ca dao ngọt ngào, đã ăn sâu vào tâm hồn người dân đất Việt. Những vần ca dao ấy đã đi vào thơ Chế Lan Viên một cách nhẹ nhàng tự nhiên, dung dị như một mảnh tâm hồn. Bằng sự nhạy cảm, sáng tạo độc đáo của một nghệ sĩ, Chế Lan Viên đã không đưa nguyên vẹn câu ca dao ấy vào thơ mà có sự chọn lọc, khái quát hoá. Dù chỉ lấy ý của những câu ca dao quen thuộc ấy nhưng sức gợi cảm, gợi tình của nó lại rất lớn. Trong câu ca dao đó, hình ảnh quê hương đất nước trải rộng ra mênh mông theo những cánh cò bay. Đó là sự ngợi ca, là tình yêu thiết tha đối với quê hương tươi đẹp. Qua lời ru ấy, người mẹ như muổn truyền sang tình yêu đất nước của trẻ. Dường như lòng yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam đã hình thành ngay từ ngày còn nhỏ, còn ngủ trong nôi, khi mà cọn chưa hề biết con cò, con vạc… Cậu bé Thánh Gióng khi chỉ mới tròn, ba tuổi, vừa rờí khỏi chiếc nôi của mình đã vươn dậy cao lớn trở thành một tráng sĩ chống giặc ngoại xâm. Những câu ca dao ấy cũng chính là cầu nối giữa con và thế giới. Nó cũng là cách mà người mẹ truyền cho con những giá trị tốt đẹp của dân tộc ta ngay từ khi còn thơ dại.

Tác giả còn lấy tứ thơ từ câu ca dao nói về thân phận con cò với những vất vả, gian truân trong cuộc sống mà vẫn giữ được sự trong sạch của tâm hồn. Đó là hình ảnh về cò mẹ lận đận đêm khuya để kiếm ăn, nuôi sống đàn con bé nhỏ của mình và ngay cả khi gặp nạn, tính mạng bị đe doạ nhưng cò mẹ vẫn một ròng lo cho con, nghĩ đến con. Qua câu ca dao ấy, người mẹ đã truyền cho con tình mẫu tử lớn lao. Hình ảnh một người mẹ tần tảo khuya sớm, chấp nhận cả sự hi sinh bản thân vì đàn con thân yêu, sẽ đi vào giấc ngủ vào tâm hồn con một cách nhẹ nhàng giúp con hiểu được và trân trọng tình mẹ bao la.

Chỉ bằng một vài hình ảnh, sự việc trong thơ, Chế Lan Viên đã gợi lên thân phận của con cò lận đận, và cũng là tình mẹ chăm chút, yêu thương, hi sinh cho con. Những câu ca dao bình dị ấy đã tạo cho lòi thơ của Chế Lan Viên một vẻ đẹp nhẹ nhàng, dung dị, gần gũi. Đó củng là giọng thơ thích hợp để tác giả nói lên tình yêu tha thiết cũng như những tâm tình người mẹ gửi gắm, thấm sâu vào tâm hồn trẻ thơ.

Xem thêm Liên kết câu và liên kết đoạn văn – Ngữ

văn lớp 9 tại đây.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 48)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại bài thơ và chỉ ra vị trí của những câu thơ này nằm trong phần nào của tác phẩm. Căn cứ vào ngôn từ cụ thể của câu thơ để thấy được tác giả đã đặt hình ảnh con cò trong thòi gian và không gian nào. Đồng thời có thể liên hệ kiến thức trong phần trả lòi các câu hỏi trên về ý nghĩa biểu trưng của hình tượng con cò để phân tích cảm nhận câu thơ này.

b. Gợi ý trả lời

Bao trùm cả bài thơ của Chế Lan Viên là hình ảnh con cò, nhưng không phải là cánh cò đang dang rộng cánh trên đồng xanh thơ mộng, hay có từng đôi, từng đôi liệng xuống đồng đầy tình tứ trong thơ Trần Nhân Tông, mà là hình ảnh con cò dung dị, thân thương qua lời ru ngọt ngào của mẹ. Vì thế hình tượng con cò ở đây mang ý nghĩa biểu trưng lớn lao và sâu sắc. Ý nghĩa ấy được phát triển, bổ sung qua cách triển khai mạch thơ. Trong đoạn thơ đầu, hình ảnh con cò vất vả, gian truân trong lời hát đã mở ra cho con cánh cửa cuộc đời. Đến đoạn thơ thứ hai, con cò đã trở thành biểu tượng cho tình mẹ che chở, ủ ấp, nuôi dưỡng những ước mơ cao đẹp của con. Ý nghĩa của hình tượng con cò ngày càng mở rộng, bổ sung. Vì thế ở đoạn thơ cuối đã xuất hiện nhiều câu thơ có ý nghĩa khái quát cao:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ,

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con

Thơ Chế Lan Viên là sự thông nhất giữa cảm xúc và trí tuệ. Thơ ông dạt dào tình cảm mà vẫn lắng đọng những triết lí của cuộc sống, ơ đây chỉ với hai câu thơ giản dị như một lời tâm sự lại chứa đựng một triết lí sống rất sâu sắc về tình mẫu tử. Mỗi người con lớn lên đều mang theo tình yêu thương bao la của mẹ. Đó là hành trang quý báu nhất, cần thiết nhất cho mỗi đứa con khi chập chững bước vào đời. Có hành trang ấy con sẽ tự tin bước vào đời với đầy khó khăn, thử thách và khi con thành công, hạnh phúc hay thất bại, khổ đau đều có mẹ ở bên dịu dàng, nâng đỡ và động viên. Còn với người mẹ mọi tình yêu, mọi sự săn sóc mẹ đều dành cho đứa con yêu. Bao đứa con bé bỏng ngày nào đã dần lớn khôn trưởng thành dưới bàn tay chăm sóc yêu thương của mẹ. Câu thơ “Con dù lớn vẫn là con của mẹ ” nghe qua như lời thông báo một điều hết sức hiển nhiên. Nhưng đằng sau câu thơ ấy là sự khẳng định một điều lớn lao, thấm thìa. Vì tình yêu vô bờ bến mà người mẹ không bao giờ nghĩ rằng đứa con đã khôn lớn, có thể tự chăm lo được cho bản thân, không cần đến bàn tay mẹ nữa. Trong tâm khảm của những người mẹ cho dù đứa con có lớn khôn, thậm chí đã lập gia đình thì vẫn là đứa con thơ dại của mẹ ngày nào. Và vì thế, “Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con Câu thơ chan chứa tình mẫu tử cao cả, thiêng liêng, như một lời nhắn nhủ: con hãy yên tâm vững bước trên đường đời chông gai vì luôn luôn có mẹ ở bên dìu dắt, nâng đỡ. Thời gian trong câu thơ không tính bằng ngày, tháng… mà bằng cả cuộc đời mỗi con người. Cùng vổi sự lặp lại của chữ “dù”, “vẫn” đã khẳng định sự sắt son, bền chặt của tình mẫu tử và tình mẹ luôn tha thiết lớn lao. Như một nhạc sĩ đã viết “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào… ’’

Phần cuối, lời thơ của Chế Lan Viên càng thấm đượm chất triết lí trữ tình. Trong lời ru của mẹ lại mênh mang hình ảnh cánh cò:

“Một con cò thôi,

Con cò mẹ hát,

Cũng là cuộc đời,

Vỗ cánh qua nôi

Những câu thơ khẳng định lại một lần nữa ý nghĩa của lời ru ngọt ngào bên nôi. Âm điệu du dương tha thiết của làn điệu dân ca, ca dao… đã đưa bé thơ đi vào giấc ngủ êm đềm: ‘‘à a à à ơi…”. Không chỉ có thế, lời ru của mẹ còn là lời ru thủ thỉ, tâm tình trò chuyện mẹ với đứa con thơ. Trong lời ru có quê hương đất nước với cánh đồng, cổng phủ, Đồng Đăng, có cả những hình ảnh thân cò lận đận, nhọc nhằn, truân chuyên., Và trong lời ru ấy cũng có cả tấm lòng trong sạch, lối sốhg cao đẹp qua phẩm chất của con cò. Vậy là, chỉ với một con cò thôi, con cò mẹ hát nhưng cũng đưa đẹn cho con nhiều hiểu biết về cuộc đời. Tất nhiên với bao giá trị tốt đẹp và triết lí về tình mẫu tử. Con sẽ lớn khôn cùng với lời ru của mẹ và mang sẵn trong tâm hồn những suy nghĩ, ước mơ lớn lao, đẹp đẽ. Bởi câu hát ấy, con cò ấy chính là hình ảnh về cuộc đời đã qua lời hát ầu ơ của mẹ mà đến gần với con hơn. Dù con còn quá nhỏ nhưng cũng đã phần nào cảm nhận được tình mẫu tử và những giá trị tốt đẹp của cuộc đòi. Đó là sự nuôi dưỡng rất quan trọng để hình thành một tâm hồn trong sáng, giàu lòng yêu thương của đứa con yêu ngay từ thuở còn nằm trong nôi.

Có thể nói bài thơ Con cò có đề tài nhỏ, xuất phát từ hình ảnh cánh cò trong câu hát ru của mẹ, nhưng lại mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc: ca ngợi tình mẫu tử bao la và những ước mơ về con thơ của mẹ hiền, nói lên tình thương cuộc đòi.

c. Mở rộng kiến thức

Trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam, hình ảnh con cò đã trở thành hình tượng hết sức quen thuộc và có ý nghĩa biểu tượng rất phong phú. Trong đó ý nghĩa biểu tượng cho hình ảnh người mẹ suốt đời tần tảo, chịu bao đắng cay, hi sinh cả cuộc đời vì những đứa con yêu là ý nghĩa tiêu biểu và quan trọng nhất. Có rất nhiều câu ca dao dùng hình ảnh cánh cò để thể hiện tình mẫu tử lớn lao, xúc động:

“Nước non lận đận, một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay… ”

Nguyễn Duy cũng có những câu thơ rất xúc động về hình ảnh con cò: “Cái cò… sưng chát đào chua… câu ca mẹ hát gió đưa về trời ta đi trọn kiếp con người củng không đi hết mấy lời mẹ ru

5. Câu hỏi 5 (SGK, trang 48)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại toàn bộ bài thơ. Chú ý đến các yếu tố nghệ thuật: số câu, chữ trong câu, cách gieo vần, biện pháp tu từ… Cố gắng đọc chậm rãi đúng nhịp điệu của bài thơ để cảm nhận được âm hưởng được tạo ra từ các làn điệu dân ca… •

b. Gợi ý trả lời

Bài thơ được sáng tác theo thể tự do với giọng điệu nhẹ nhàng, ngọt ngào. Không gian, âm hưởng của bài thơ có khi được trải ra mênh mông với những câu thơ 7, 8 chữ, nhưng có lúc lại cô đọng chỉ trong 2 từ: “À ơi!”. Cùng với việc vận dụng những câu ca dao quen thuộc và làn điệu hát ru đã tạo cho bài thơ âm hưởng du dương, nhẹ nhàng, tha thiết, dễ đi vào lòng người đọc.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận