Cô bé bán diêm – Sách bài tập Ngữ Văn 8 Tập 1

Đang tải...

Cô bé bán diêm

Bài tập 

1. a) Thống kê số lần em bé quẹt diêm (mỗi lần một que diêm, lần cuối cùng cả số diêm còn lại trong bao).

b. Mộng tưởng hiện ra trước mắt em khi nào (diêm sáng, diêm tắt)? Em bé trở về với hiện thực khi nào (diêm sáng, diêm tắt) ?

c. Xem xét độ dài văn bản (đo bằng số dòng) nhà văn phân bổ cho các lần quẹt diêm ấy có tương đối hợp lí không? Vì sao?

d. Nêu khái quát sự tương phản giữa thế giới mộng tưởng và thế giới hiện thực ấy.

2. a) Liệt kê vắn tắt (khoảng 5 – 7 từ) lần lượt từng mộng tưởngcủa em bé sau mỗi lần quẹt diêm.

b. Tự đặt mình vào hoàn cảnh của em bé bán diêm lúc bấy giờ (cha mẹ, bà, cái đói, cái rét, đêm giao thừa,…) để tìm hiểu xem nhà văn sắp xếp thứ tự các mộng tưởng như thế có phù hợp với tâm trạng của em không. Thử đảo trật tự các mộng tưởng rồi lập luận xem sao.

c. Trong số các mộng tưởng của em bé bán diêm, điều nào gắn với thực tế, hiểu theo nghĩa có cơ sở trong thực tế cuộc sống ? Cơ sở thực tế ấy là gì ?

d. Trong số các mộng tưởng ấy, điều nào thuần tuý chỉ là mộng tưởng? Tại sao có thể nói điều đó thuần tuý chỉ là mộng tưởng mà thôi?

3. a) Nêu mấy nét cơ bản về tác giả truyện Cô bé bán diêm (họ tên, người nước nào, năm sinh năm mất, thể loại sáng tác chủ yếu, nhan đề một vài tác phẩm tiêu biểu).

b. Tóm tắt (khoảng 4-5 dòng) tư tưởng nhân đạo và tài năng nghệ thuật của nhà văn qua truyện ấy

c. Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện Cô bé bán diêm.

Gợi ý làm bài

1. Để trả lời các ý (a) và (b), học sinh phải đọc kĩ văn bản để nắm chắc cô bé bán diêm bắt đầu quẹt diêm từ đâu, kết thúc lần quẹt diêm cuối cùng chỗ nào, quẹt diêm tất cả mấy lần, lúc nào mộng tưỏng hiện ra, lúc nào cô bé trở về với hiện thực. Học sinh cần đầu tư trí tuệ nhiều hơn mới giải thích được là nhà văn phân bổ tương đối hợp lí độ dài văn bản của các lần quẹt diêm (c) và nêu lên được sự tương phản giữa thế giới mộng tưởng và thế giới hiện thực. Có thể trình bày ngắn gọn mỗi ý (c) và (d) khoảng 4-5 dòng. Các ý khác có thể trả lời miệng hoặc ghi vắn tắt vào vở bài tập.

2. Để trả lời các ý (b), (c) và (d), trước hết học sinh phải liệt kê theo yêu cầu của ý (a). Sau khi chứng minh được cách sắp xếp hợp lí của nhà văn phù hợp với tâm trạng của cô bé bán diêm lúc bấy giờ (b), thì động tác đảo lại trật tự và suy luận chỉ là để khẳng đinh thêm điều đó. Có thể trình bày thành một đoạn văn khoảng mười dòng để trả lời ý (b). Trả lời các ý (c) và (d) không khó khăn vì đã được gợi mở ngay ở câu hỏi. Có thể làm bài tập này bằng cách trả lời miệng hoặc ghi vấn tắt các ý trả lời vào vở bài tâp theo kiểu gach đầu dòng.

3. Trả lời đầy đủ các ý của bài tập 1, 2 là học sinh đã nắm được tư tưỏng nhân đạo và tài năng nghệ thuật của nhà văn qua truyện Cô bé bán diêm; đến bài tập, chỉ cần rút ra vài nét cơ bản để trả lời ý (b). Để trả lời ý (c); học sinh cần đọc kĩ lại truyện và trình bày ít nhất khoảng 5 dòng cảm nghĩ sâu đậm nhất của mình về toàn truyện hoặc về một vài chi tiết nào đó trong truyện.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận