Chuyên Đề Giải Toán Tìm X Ở Lớp 3 (Cơ Bản Và Nâng Cao)

Đang tải...

Chuyên đề giải toán tìm X ở lớp 3 cung cấp một số lưu ý cần nhớ khi giải toán tìm X và các dạng bài tìm X thường gặp ở lớp 3 nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức về dạng bài tập tìm X quen thuộc.

CHUYÊN ĐỀ GIẢI TOÁN TÌM X Ở LỚP 3

I. Một số lưu ý cần nhớ khi giải toán tìm X:

Để giải được các bài toán tìm X thì cần các thành phần và kết quả của:

Phép cộng: Số hạng + số hạng = tổng

Phép trừ : số bị trừ – số trừ = hiệu

Phép nhân : thừa số x thừa số = tích

Phép chia: số bị chia : số chia = thương.

Cách tìm thành phần chưa biết của phép tính: như Để (tìm số hạng; tìm số bị trừ; tìm số từ; tìm số chia) ta làm thế nào?

Nêu lại cách tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn (hoặc không có dấu ngoặc đơn)

Sau đó tuỳ theo từng dạng bài tìm X mà chúng ta hướng dẫn học sinh đi tìm ra cách giải nhanh và đúng.

II. Các dạng bài tìm X thường gặp ở lớp 3:

1. Dạng 1 (Dạng cơ bản)

Các bài tìm X mà vế trái là tổng, hiệu, tích, thương của một số với 1 chữ, còn vế phải là 1 số.

Ví dụ: Tìm X:
549 + X = 1326
X = 1326 – 549
X = 777
X – 636 = 5618
X = 5618 + 636
X = 6254

2. Dạng 2 (Dạng nâng cao)

Những bài tìm X mà vế trái là tổng, hiệu, tích, thương của một số với 1 chữ , vế phải là một tổng, hiệu, tích, thương của hai số.

Ví dụ: Tìm X
X : 6 = 45 : 5
X : 6 = 9
X = 9 x 6
X = 54

3. Dạng 3

Các bài tìm X mà vế trái là biểu thức có 2 phép tính không có dấu ngoặc đơn, vế phải là một số.

Ví dụ: Tìm X:
736 – X : 3 = 106
X : 3 = 736 – 106 ( dạng 2)
X : 3 = 630 (dạng 1)
X = 630 x 3
X = 1890

4. Dạng 4

Các bài tìm X mà vế trái là biểu thức có 2 phép tính có dấu ngoặc đơn, vế phải là một số.

Ví dụ :Tìm X
( 3586 – X) : 7 = 168
( 3586 – X) = 168 x 7
3586 – X = 1176
X = 3586 – 1176
X = 2410

5. Dạng 5

Các bài tìm X mà vế trái là biểu thức có chứa 2 phép tính không có dấu ngoặc đơn, còn vế phải là một tổng, hiệu, tích, thương của hai số

Ví dụ: Tìm X
125 x 4 – X = 43 + 26
125 x 4 – X = 69
500 – X = 69
X = 500 – 69
X = 431

6. Dạng 6

Các bài tìm X mà vế trái là biểu thức có chứa 2 phép tính có dấu ngoặc đơn, còn vế phải là một tổng, hiệu, tích, thương của hai số.

Ví dụ: Tìm X
( X – 10) x 5 = 100 – 80
( X – 10) x 5 = 20( dạng 5)
( X – 10) = 20 : 5
X – 10 = 4
X = 4 + 10
X = 14

7. Các bài tập thực hành

  1. X x 5 + 122 + 236 = 633
  2. 320 + 3 x X = 620
  3. 357 : X = 5 dư 7
  4. X : 4 = 1234 dư 3
  5. 120 – ( X x 3 ) = 30 x 3
  6. 357 : ( X + 5 ) = 5 dư 7
  7. 65 : x = 21 dư 2
  8. 64 : X = 9 dư 1
  9. ( X + 3) : 6 = 5 + 2
  10. X x 8 – 22 = 13 x 2
  11. 720 : ( X x 2 + X x 3 ) = 2 x 3
  12. X+ 13 + 6 x X = 62
  13. 7 x ( X – 11 ) – 6 = 757
  14. X + ( X + 5 ) x 3 = 75
  15. 4 < X x 2 < 10
  16. 36 > X x 4 > 4 x 1
  17. X + 27 + 7 x X = 187
  18. X + 18 + 8 x X = 99
  19. ( 7 + X ) x 4 + X = 108
  20. ( X + 15 ) : 3 = 3 x 8
  21. ( X : 12 ) x 7 + 8 = 36
  22. X : 4 x 7 = 252
  23. ( 1+ x) +( 2 + x) + ( 3 + x) + ( 4 + x ) + ( 5 + x) = 10 x 5
  24. ( 8 x 18 – 5 x 18 – 18 x 3 ) x X + 2 x X = 8 x 7 + 24

>> Tải bản tài liệu đầy đủ tại đây.

>> Xem thêm: Bài Toán Giải Bằng Hai Phép Tính – Bài Tập Toán Lớp 3

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận