Chương VI Cách Mạng Khoa Học – Công Nghệ Và Xu Thế Toàn Cầu Hóa – Trắc nghiệm lịch sử 12

Đang tải...

Chương VI Cách Mạng Khoa Học – Công Nghệ Và Xu Thế Toàn Cầu Hóa

 

Câu 1. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

B. Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

C. Làm thay đổi chất lượng nguồn nhân lực.

D. Chế tạo ra những loại vũ khí hiện đại có sức công phá và huỷ diệt khủng khiếp.

Câu 2. Một trong những hạn chế của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ là

A. Làm thay đổi cơ cấu dân cư.

B. Làm hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hoá.

C. Làm thay đổi chất lượng nguồn nhân lực.

D. Chế tạo những loại vũ khí hiện đại có sức công phá và huỷ diệt khủng khiếp.

Câu 3. Biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá là

A. Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế.

B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế.

C. Sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU).

D. Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế và sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế.

Câu 4. Đâu là mặt hạn chế của xu thế toàn cẩu hoá ?

A. Cơ cấu kinh tế các nước có sự chuyển biến.

B. Đặt ra yêu cấu phải tiến hành cải cách để nâng cao sức cạnh tranh.

C. Thúc đẩy sự phát triển và xã hội hoá của lực lượng sản xuất.

D. Nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc.

Câu 5. Tổ chức nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá ?

A. Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA).

B. Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM).

C. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

D. Hiệp ước Thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA).

Câu 6. Hãy cho biết nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ nửa sau thế kỉ XX.

A. Do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người, nhất là sự bùng nổ dân số, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

B. Do sự lạc hậu về kĩ thuật trong sản xuất cần phải cải tiến để nâng cao năng suất lao động.

C. Nền kinh tế thế giới bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá nghiêm trọng nên cần những phát minh về khoa học – kĩ thuật

D. Do thế giới hình thành hai cực, hai phe, các bên đều ra sức đầu tư để phát triển khoa học – kĩ thuật.

Câu 7. Tại sao gọi là cuộc cách mạng khoa học – công nghệ ?

A. Do công nghệ được chú trọng đẩu tư phát minh.

B. Công nghệ được áp dụng vào tất cả các ngành sản xuất và đời sống xã hội.

C. Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.

D. Có nhiều phát minh, sáng chế trong lĩnh vực công nghệ nhất.

Câu 8. Hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ là

A. Thế giới diễn ra xu thế toàn cều hoá.

B. Thế giới diễn ra xu thế nhất thể hoá.

C. Hình thành mối quan hệ hợp tác về khoa học – công nghệ.

D. Hình thành các liên minh quốc tế về khoa học – công nghệ.

Câu 9. Tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ là

A. Sức lao động của con người được giải phóng.

B. Máy móc được sử dụng trong tất cả các ngành sản xuất và hoạt động của đời sống xã hội.

C. Tăng năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người, đặt ra yêu cầu cần thay đổi về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hoá.

D. Tạo ra những sản phẩm, vật dụng tốt, giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.

Câu 10. Xu thế toàn cầu hoá là

A. Sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng giữa các quốc gia dân tộc.

B. Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

C. Sự ảnh hưởng của các nước lớn đối với các nước khác.

D. Sự hình thành các tổ chức khu vực trên thế giới và sự gia tăng ảnh hưởng của các tổ chức này.

Câu 11. Tại sao nói “Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển là thòi cơ đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI” ?

A. Tạo môi trường hoà bình để các dân tộc phát triển và cơ hội hợp tác để các nước tăng cường hợp tác về mọi mặt.

B. Không bị chiến tranh đe doạ, tập trung phát triển đất nước.

C. Có điều kiện ổn định về chính trị để phát triển.

D. Có điều kiện để tăng cường mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực.

Câu 12. Hậu quả tiêu cực nhất mà cuộc cách mạng khoa học – công nghệ gây ra cho con người và môi trường Trái Đất là

A. Tình trạng đất bị nhiễm mặn do nước thủy triều xâm lấn.

B. Tình trạng ô nhiễm môi trường và hiện tượng Trái Đất nóng lên.

C. Tai nạn giao thông và lao động, các loại dịch bệnh mới do môi trường ô nhiễm.

D. Xuất hiện vũ khí huỷ hóại môi trường.

Câu 13. Chọn một câu trả lòi đúng nhất trong số các câu từ A đến D điền vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn tư liệu nói về ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.

“Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã làm thay đổi tiêu chí của sự phát triển.

Thang giá trị của sự phát triển xã hội ngày nay được đo bằng ………….. (a). Nó như một yếu tố khởi động cho guồng máy sản xuất hoạt động theo dạng thức mới… đã đưa loài người tiến tới một …… (b) – “văn minh trí tuệ”. (Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại NXB Giáo dục, 1995, tr.528, 532).

A. a. trí tuệ, b. thời kì

B. a. công nghệ, b. thời kì

C. a. công nghệ, b. nền văn minh

D. a. trí tuệ, b. nền văn minh mới

Câu 14. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật bắt nguồn từ

A. Những năm 40 của thế kĩ XX.

B. Những năm 50 của thế kỉ XX.

C. Những năm 60 của thế kỉ XX.

D. Những năm 70 của thế kỉ XX.

Câu 15. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã giải quyết được những vấn đề gì khi tào nguyên thiên nhiên cạn kiệt ?

A. Cải tiến phương tiện sản xuất.

B. Đẩy mạnh các phát minh cơ bản.

C. Tìm ra các nguồn năng lượng mới.

D. Đẩy mạnh tự động hóa trong sản xuất.

Câu 16. Hạn chế cơ bản nhất của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là gì ?

A. Gây ra tai nạn lao động, tai nạn giao thông.

B. Nạn khủng bố phổ biến, tình hình thế giới căng thẳng.

C. Nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân hủy diệt loài người.

D. Gây ra ô nhiễm môi trường, tai nạn, bệnh tật mới, vũ khí hủy diệt loài người.

Câu 17. Bảo chất của toàn cầu hóa là gì ?

A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại tài chính quốc tế.

C. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

D. Sự tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, tác động phụ thuộc lẫn nhau của các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

Câu 18. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học công nghệ là gì ?

A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

B. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn.

C. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

D. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ một số lĩnh vực quan trọng.

Câu 19. Điểm khác biệt gỉữa cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại nửa sau thế kỉ XX với cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII là gì ?

A. Khoa học gắn liền với kĩ thuật.

B. Có nhiều phát minh lớn cho nhân loại.

C. Kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất.

D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Câu 20. Cuộc cách mạng xanh diễn ra trong lĩnh vực nào ?

A. Nông nghiệp.

B. Khoa học cơ bản.

C. Công nghệ thông tin.

D. Thông tin liên lạc và giao thông.

Câu 21. Thương mại quốc tế tăng lên mạnh mẽ đã phản ánh vấn đề nào sau đây ?

A. Tốc độ tăng trưởng kỉnh tế thế giới ngày càng cao.

B. Thu nhập quốc dân của tất cả các nước trên thế giới tăng.

C. Nền kinh tế các nước trên thế giới quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau.

D. Các công ti xuyên quốc gia đẩy mạnh hoạt động ở các nước đang phát triển.

Cây 22. Việc tồn tại của toàn cầu hoá là

A. Sự bùng nổ tức thời của kinh tế thế giới.

B. Xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược.

C. Xu thế chủ quan của các cường quốc kinh tế hàng đều thế giới.

D. Sự tổn tại tạm thời trong quá trình phát triển nhanh của thương mại quốc tế.

Câu 23. Xu thế toàn cầu hóa thách thúc lớn nhất Việt Nam phải đối mặt là gì ?

A. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường quốc tế.

B. Trình độ của người lao động còn thấp.

C. Chưa tận dụng tốt nguồn vốn và kĩ thuật từ bên ngoài.

D. Trình độ quản lí còn thấp.

Câu 24. Mặt tích cực cơ bản nhất của xu thế toàn cầu hóa là

A. Thúc đẩy rất nhanh, mạnh sự phát triển nền kinh tế thế giới.

B. Thúc đẩy rất nhanh sự phát triển nền kinh tế thế giới, đưa lại sự tăng trưởng cao.

C. Thúc đẩy rất nhanh sự hợp tác giữa các quốc gia đưa đến sự tăng trưởng cao.

D. Thúc đẩy rất mạnh sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất đưa lại sự tăng trưởng cao.

Câu 25. Trước những thách thức lớn của xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam cẩn phải làm gì để tận dụng những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực ?

A. Đi tắt đón đầu những thành tựu khoa học – công nghệ.

B. Đi tắt đón đầu những thành tựu công nghệ, sử dụng hiệu quả các nguổn vốn.

C. Đi tắt đón đầu những thành tựu khoa học – công nghệ, xây dựng một nền văn hóa tiên tiến.

D. Tiếp thu, ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ, xây dựng một nền vân hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, giữ vững chủ quyền độc lập.

⇒ Xen đáp án Chương VI tại đây

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận