Chương trình địa phương – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2

Đang tải...

Chương trình địa phương ngữ văn lớp 8

Mục đích của bài học giúp học sinh nắm được một số cách xưng hô phổ biến ở địa phương và các cách xưng hô độc đáo ở những địa phương khác.

1. Đọc đoạn trích và xác định từ xưng hô địa phương.

  • u (từ địa phương).
  • mẹ (từ toàn dân).
  • mợ (cách xưng hô của một số gia đình trung lưu ở thành thị thời Pháp thuộc, không phải là từ toàn dân cũng không thuộc lớp từ địa phướng).

2. Những từ xưng hô và cách xưng hô địa phương:

Ví dụ:

  • Vùng đồng bằng Bắc Bộ: thầy, u (bố, mẹ)…
  • Vùng trung du Bắc Bộ: bá (bác gái), bầm (mẹ), mế, mạ (mẹ)…
  • Vùng Bắc Trung Bộ: o (cô), bọ (bố)…
  • Vùng Trung Trung Bộ: mệ (bà), mi (mày), eng (anh)…
  • Vùng Nam Bộ: ba, má (bố, mẹ)…

3. Từ xưng hô địa phương có thể dùng trong các hoàn cảnh giao tiếp:

  • Trong giao tiếp hàng ngày ở địa phương.
  • Trong giao tiếp, sinh hoạt giữa những ngưòi trong gia đình hoặc những ngưòi thân mật (cùng địa phương) khi không ở địa phương mình.
  • Ở những nơi giao tiếp khác không nên dùng cách xưng hô địa phương.

4. Đối chiếu những phương tiện xưng hô được xác định ỏ bài tập 2 và những phương tiện chỉ quan hệ thân thuộc trong bài Chương trình địa phương (Phần Tiếng Việt) ở học kì I:

Chương trình địa phương ngữ văn lớp 8

Xem thêm Tổng kết phần văn (tiếp theo) – Ngữ văn lớp 8 tại đây.

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận