Chương III – Bài 16 : Dòng điện trong chân không – trang 96 – Giải bài tập vật lý 11

Đang tải...

 Bài 16 : Dòng điện trong chân không 

I.CÂU HỎI TRONG BÀI HỌC

C1 (trang 96 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11 

Dòng điện bão hòa vào khoảng 20mA.

C2 (trang 97 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11 

Lúc đầu, khí bên trong ống đã có sẵn một số ion, do hiệu điện thế lớn nên các ion dương khi đến đập vào catôt thì làm bứt các êlectron ra khỏi mặt catôt, các êlectron này đi về anôt.

Khi áp suất còn lớn thì năng lượng êlectron thu được do chuyến động, không đủ ion hóa không khí nên ta không thấy quá trình phóng điện.

Khi áp suất đủ nhỏ thì các êlectron vượt qua một khoảng dài mà chưa va chạm với các phân tử khí, do đó hình thành miền tối catôt, sau khi vượt qua miền tối, êlectron thu được năng lượng đủ lớn để ion hóa các phân tử khí do va chạm nên trong ống có sự phóng điện tự duy trì.

C3 (trang 97 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11 

Khi rút khí để được chân không tốt hơn thì êlectron đi từ catôt về anôt không va chạm với các phân tử khí nên không có sự ion hóa chất khí nên quá trình phóng điện không được duy trì, tia catôt biên mất.

II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Bài 1 (trang 99 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11 

Chân không là môi trường không chứa hạt tải điện nên chân không không dẫn điện. Để tạo được dòng điện trong chân không, người ta cho hạt

tải điện vào trong đó, hạt tải điện có thể chuyển động dưới tác dụng của điện trường tạo ra dòng điện.

Bài 2 (trang 99 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11 

Điốt chân không có câu tạo gồm: catôt được nung nóng và anôt có lỗ thủng để cho dòng êlectron bay ra và có tính chất chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều từ anôt sang catôt.

Bài 3 (trang 99 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11 

Tia catôt là dòng các êlectron có năng lượng lớn bay tự do trong ống nghiệm.

Tia catôt được tạo ra bằng cách phóng điện qua chất khí ở áp suất thấp.

Bài 4 (trang 99 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11 

Khi phóng điện qua chất khí ở áp suất thấp thì xảy ra sự ion hóa chất khí do va chạm giữa các êlectron và các phân tử khí.

Bài 5 (trang 99 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11 

Tia catôt là dòng êlectron bay tự do vì nó có thể bị chặn lại khi gặp một vật cản và làm cho vật cản tích điện âm.

Tia catôt còn bị lệch trong điện trường.

Bài 6 (trang 99 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11 

Súng êlectron tạo ra tia catôt theo nguyên tắc: catôt.được đốt nóng để phát ra êlectron, anôt có nhiệm vụ gia tốc chùm êlectron đồng thời hội tụ chùm êlectron tại điểm mong muốn.

Bài 7 (trang 99 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11 

Ứng dụng của tia catôt:

– Tia catôt dùng trong đèn hình (tivi, máy tính…)

– Tia catôt trong ống phóng điện tử.

Bài 8 (trang 99 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11 

Chọn A. Dòng điện trong chân không sinh ra do chuyển động của các êlectron phát ra từ catôt.

Bài 9 (trang 99 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11 

Chọn B. Tia catôt là dòng hạt tích điện âm khi rọi vào vật nào nó làm cho vật ấy tích điện âm.

Bài 10 (trang 99 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11 

Bài 11 (trang 99 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11 

 

Xem thêm Dòng điện trong chất bán dẫn tại đây 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận