Chương II – Bài 7 : Dòng điện không đổi. Nguồn điện – trang 19 – Sách bài tập vật lý 11

Đang tải...

Bài 7 : Dòng điện không đổi. Nguồn điện

7.1. Dòng điện chạy trong mạch điện nào dưới đây không phải là dòng điện không đổi ?

A. Trong mạch điện thắp sáng đèn của xe đạp với nguồn điện lặ đinamô.

B. Trong mạch điện kín của đèn pin.

C. Trong mạch điện kín thắp sáng đèn với nguồn điện là acquy.

D. Trong mạch điện kín thắp sáng đèn với nguồn điện là pin mặt trời.

7.2. Cường độ dòng điện không đổi được tính bằng công thức nào ?

7.3. Điều kiện để có dòng điện là

A. chỉ cần các vật dẫn điện có cùng nhiệt độ nối liền với nhau tạo thành mạch điện kín.

B. chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu Vật dẫn.

C. chỉ cần có hiệu điện thế.

D. chỉ cần có nguồn điện.

7.4. Hiệu điện thế 1 V được đặt vào hai đầu điện trở 10 Ω trong khoảng thời gian
là 20 s. Lượng điện tích dịch chuyển qua điện trở này khi đó là

A. 200 C.               

B. 20 C.                 

C. 2 C.                  

D. 0,005 C.

7.5. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng

A. tạo ra điện tích dương trong một giây.

B. tạo ra các điện tích trong một giây.

C. thực hiện công của nguồn điện trong một giây.

D. thực hiện công của nguồn điện khi di chuyển một đơn vị điện tích
dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.

7.6. Đơn vị đo suất điện động là

A. ampe (A).

B. vôn (V).                                     

C. culông (C).

D. oát (W).

7.7. Các nguồn điện duy trì được sự tích điện khác nhau ở hai cực của nguồn
điện là do

A. có sự xuất hiện của lực điện trường bên trong nguồn điện.

B. có sự xuất hiện của lực lạ bên trong nguồn điện.

C. các hạt mang điện chuyển động không ngừng bên trong nguồn điện.

D. các hạt mang điện đều chuyển động theo một hướng bên trong nguồn điện.

7.8. Một chiếc pin có số ghi 1,5 V được mắc theo các sơ đồ mạch điện như
hình 7.1. Vôn kế trong sơ đồ nào có số chỉ 1,5 V ?

A. Sơ đồ A.

B. Sơ đồ B.

C. Sơ đồ C.

D. Sơ đồ D.

7.9. Nếu đặt vào hai đầu một điện trở một hiệu điện thế 2 V thì cường độ
dòng điện chạy qua điện trở đó là 0,1 A. Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai
đầu điện trở lên 3 V thì lượng điện tích dịch chuyển qua điện trở này
trong 1 phút là

A. 0,15 C.

B. 6 C.                          

C. 9 C.                 

D.  18 C.

7.10. Cường độ dòng điện không đổi chạy qua dây tóc của một bóng đèn là I = 0,273 A.

a) Tính điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong 1 phút.

b) Tính số êlectron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong khoảng thời gian nói trên.

Biết điện tích của một êlectron là -1,6.10^{-19}  C.

7.11. Suất điện động của một nguồn điện là 6 V. Tính công của lực lạ khi dịch chuyển lượng điện tích là 0,8 C bên trong nguồn điện này.

7.12.  Lực lạ thực hiện một công là 840 mJ khi dịch chuyển một lượng điện tích 7.10^{-2}  C giữa hai cực bên trong một nguồn điện. Tính suất điện động của nguồn điện này.

7.13. Một chiếc pin có suất điện động là 1,1 V. Tính công của pin này sản ra khi có một lượng điện tích +54 C dịch chuyển ở bên trong và giữa hai cực của pin.

714. Một nguồn điện sản ra một công là 270 J khi dịch chuyển lượng điện tích là +180 C ở bên trong và giữa hai cực của nguồn. Tính suất điện động của nguồn điện này.

7.15. Một bộ nguồn điện có suất điện động là 6 V và sản ra một công là 360 J khi dịch chuyển điện tích ở bên trong và giữa hai cực của nó.

a) Tính lượng điện tích được dịch chuyển này.

b) Thời gian dịch chuyển lượng điện tích này là 5 phút, tính cường độ dòng điện chạy qua bộ nguồn khi đó.

7.16. Một bộ nguồn điện chỉ có thể cung cấp một dòng điện 4 A liên tục trong 1 giờ.

a) Tính cường độ dòng điện mà bộ nguồn này chỉ có thể cung cấp nếu nó được sử dụng liên tục trong 20 giờ.

b) Tính suất điện động của bộ nguồn điện này nếu trong thời gian hoạt động trên đây nó sản sinh ra một công là 86,4 kJ.

 

 

Xem thêm Điện năng . công suất điện tại đây

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận