Chương II – Bài 13 : Lực ma sát – trang 75 SGK – Giải bài tập vật lý 10

Đang tải...

Chương II – Bài 13 : Lực ma sát 

Giải bài tập vật lý 10

CÂU HỎI TRONG BÀI HỌC

C1 (trang 75 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 10

∗ Độ lớn của lực ma sát trượt phụ thuộc vào:

– Áp lực lên mặt tiếp xúc.

– Chất liệu làm hai bề mặt.

– Mức độ nhẵn, bóng của hai bề mặt tiếp xúc

∗ Kiểm chứng độ lớn của lực ma sát trượt (Fmst):

– Tỉ lệ với áp lực N:

Bước 1 : Kéo đều khúc gỗ, đo Fmst1 = Fk1 (số chỉ lực kế).

Bước 2: Kéo đều khúc gỗ có đặt thêm 1 quả cân trọng lượng P’ đo Fmst2 = Fk2

Từ kết quả suy ra Fmst tỉ lệ với N.

− Phụ thuộc độ nhẵn, bóng của bề mặt tiếp xúc:

Bước 1 : Kéo khúc gỗ trên bề mặt ván chưa bào nhẵn, đo Fmst1

Bước 2: Kéo khúc gỗ (cùng trọng lượng) trên bề mặt ván (cùng loại gỗ) đã bào nhẵn, đánh bóng, đo Fmst2

Kết quả Fmst2  < Fmstl

∗ Kiểm chứng Fmst phụ thuộc chất liệu bề mặt:

Bước 1 : Kéo khúc gỗ trên mặt bàn nhẵn, đo Fmst1

Bước 2: Kéo lại khúc gỗ đó trên mặt bàn ấy nhưng đổ một lớp dầu nhớt, đo Fmst2.

Kết quả Fmst2 < Fmst1 

∗ Kiểm chứng Fmst không phụ thuộc diện tích tiếp xúc:

Bước 1 : Kéo khúc gỗ đặt nằm trên mặt bàn, đo Fmst1

Bước 2: Kéo lại khúc gỗ đó nhưng đặt nghiêng trên mặt bàn ấy, đo Fmst2

Kết qua. Fmst2  =  Fmst1

C2 (trang 76 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 10

a) Hòn bi lăn chậm dần vì có ma sát lăn giữa bi và mặt sàn cản trở chuyển động của bi.

b) Hòn bị lăn một đoạn đường khá xa mới dừng lại vì lực ma sát lăn nhỏ nên cản trở chuyển động ít.

II – CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Bài 1 (trang 78 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 10

Đặc điêm của lực ma sát trượt:

− Đặt vào hai mặt tiếp xúc nhau của hai vật trượt tương đối đổi với nhau.

− Ngược hướng chuyển động của vật.

− Độ lớn không phụ thuộc diện tích tiếp xúc và vận tốc của vật, phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc, tỉ lệ với độ lớn của áp lực Fmst  μ.N.


Bài 2 (trang 78 
sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 10

Hệ số ma sát trượt (μt ) là hệ số tỉ lệ giữa độ lớn của lực ma sát trượt và  độ lớn của áp lực:

μt phụ thuộc chất vào bản chất của hai mặt tiếp xúc và các điều kiện trên bề mặt.

Công thức tính độ lớn lực ma sát trượt Fmst = μtN.

Bài 3 (trang 78 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 10

Lực ma sát nghỉ:

− Xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật với bề mặt giữ cho vật đứng yên trên bề mặt đó khi vật bị một lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc.

− Lực ma sát nghỉ có độlớn cực đại.

Bài 4 (trang 78 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 10

Chọn D. Fmsl = μt N

Bài 5 (trang 78 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 10

Quyến sách nằm vên trên mặt bàn nằm ngang không chịu lực ma sát nghỉ vì không có thành phần lực song song với mặt tiếp xúc lên quyển sách.

Bài 6 (trang 79 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 10

Chọn C. Không thay đổi.

Vì μt không phụ thuộc áp lực.

Bài 7 (trang 79 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 10

Chọn C. 51m.

 

Chọn hệ tọa độ Oxy như hình vẽ.

Chiếu (1) lên Oxy được:

O = – P + N ⇔ N = P = mg ⇒ Fmst = μt.N = μt.mg

Chiếu (1) lên Ox được: – Fmst  = ma ⇒ – μ.mg = ma

Từ đó a = – μt . g  = – 0,1.9,8 = – 0,98 (m/s2)

Quãng đường bóng đi được cho tới khi dừng lại (v = 0):

 

Bài 8 (trang 79 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 10

 

Tương tự bài 7 ,ta có :

Fmst = μt.N = μ– P = 0,51.890 = 453,9 (N)

Với lực F = 454N thì không thể làm tủ lạnh chuyển động được từ trạng thái nghỉ (vo = 0).

 

Xem thêm Lực hướng tâm  tại đây 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận