Chương I – Bài 4 : Công của lực điện – trang 9 – Sách bài tập vật lý 11

Đang tải...

 Bài 4 : Công của lực điện 

4.1. Một vòng tròn tâm o nằm trong điện trường của một điện tích điểm Q. M và N là hai điểm trên vòng tròn đó (Hình 4.1). Gọi AM1N, AM2N và AMN là công của lực điện tác dụng lên điện tích điểm q trong các dịch chuyển dọc theo cung M1N, M2N và dây cung MN.

A. AM1N  < AM2N

B. AMN nhỏ nhất

C. AM2N lớn nhất

D.AM1N = AM2N = AMN

Chọn điều khẳng định đúng :

4.2. Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường

A. tỉ lệ thuận với chiều dài đường đi MN.

B. tỉ lệ thuận với độ lớn của điện tích q.

C. tỉ lệ thuận với thời gian di chuyển.

D. cả ba ý A, B, C đều không đúng

4.3. Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường, thì không phụ thuộc vào

A. vị trí của các điểm M, N.

B. hình dạng của đường đi MN.

C. độ lớn của điện tích q.

D. độ lớn của cường độ điện trường tại các điểm trên đường đi.

4.4. Một êlectron (-e = -1,6.10^{-19}  C) bay từ bản dương sang bản âm trong điện trường đều của một tụ điện phẳng, theo một đường thẳng MN dài 2 cm, có phương làm với phương đường sức điện một góc 60°. Biết cường độ điện trường trong tụ điện là 1 000 v/m. Công của lực điện trong dịch chuyển này là

A. ≈ +2,77.10^{-18}  J.                                    B. ≈ -2,77.10^{-18}  J.

C. +1,6.10^{-18}  J.                                         D. -1,6.10^{-18}  J.

4.5. Đặt một điện tích điểm Q dương tại một điểm O. M và N là hai điểm nằm đối xứng với nhau ở hai bẽn điểm o. Di chuyển một điện tích điểm q dương từ M đến N theo một đường cong bất kì. Gọi AMN là công của lực điện trong dịch chuyển này. Chọn câu khẳng định đúng.

A. AMN ≠ 0 và phụ thuộc vào đường dịch chuyển.

B. AMN  ≠0, không phụ thuộc vào đường dịch chuyển,

C. = 0, không phụ thuộc vào đường dịch chuyển.

D. Không thể xác định được AMN.

4.6. Khi một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm A đến một điểm B thì lực điện sinh công 2,5 J. Nếu thế năng của q tại A là 2,5 J, thì thế năng của nó tại B là

A. – 2,5 J.                 B.  – 5 J.               C. +5 J.                         D. 0 J.

4.7. Một điện tích q = +4.10^{-8}  C di chuyển trong một điện trường đều có cường độ E = 100 V/m theo một đường gấp khúc ABC. Đoạn AB dài 20 cm và vectơ độ dời \overrightarrow{AB} làm với các đường sức điện một góc 30°. Đoạn BC dài 40 cm và vectơ độ dời \overrightarrow{AB} làm với các đường sức điện một góc 120°. Tính công của lực điện.

4.8. Một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm M đến một điểm N theo một đường cong. Sau đó nó di chuyển tiếp từ N về M theo một đường cong khác. Hãy so sánh công mà lực điện sinh ra trên các đoạn đường đó (AMN và ANM).

4.9. Một êlectron di chuyển trong điện trường đều \overrightarrow{E} một đoạn 0,6 cm, từ điểm M đến điểm N dọc theo một đường sức điện thì lực điện sinh công 9,6.10^{-8} J.

a)  Tính công mà lực điện sinh ra khi êlectron di chuyển tiếp 0,4 cm từ điểm N đến điểm P theo phương và chiều nói trên.

b)  Tính vận tốc của êlectron khi nó đến điểm P. Biết rằng, tại M, êlectron không có vận tốc đầu. Khối lượng của êlectron là 9,1.10^{-31}  kg.

4.10. Xét các êlectron chuyển động quanh hạt nhân của một nguyên tử.

a)  Cường độ điện trường của hạt nhân tại vị trí của các êlectron nằm càng xa hạt nhân thì càng lớn hay càng nhỏ ?

b)  Electron nằtn càng xa hạt nhân thì có thế năng trong điện trường của hạt nhân càng lớn hay càng nhỏ ?

 

 

 

Xem thêm Điện thế , Hiệu điện thế  tại đây 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận