Câu ghép (Tiếp theo) – Sách bài tập Ngữ Văn 8 Tập 1, Trang 84

Đang tải...

Sách bài tập văn 8

Bài tập 

1. Bài tập 1, trang 124, SGK.

2. Bài tập 2, trang 124 -125, SGK.

3. Bài tập 3, trang 125, SGK.

4. Bài tập 4, trang 125 -126, SGK.

5. Trong các câu ghép sau đây, quan hệ từ (in đậm) nào chỉ kiểu quan hệ ý nghĩa nào trong số các quan hệ ý nghĩa nêu bên dưới.

a. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cầy một ngày được mấy đường.

(Em bé thông minh)

b. Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.

(Tô Hoài)

c. Tôi không muốn trả lời mẹ tôi tôi muốn khóc quá.

(Tạ Duy Anh)

d. Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

e. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì.

(Tô Hoài)

g. Đến hoàng cung, con bảo cha đứng đợi ở ngoài, còn mình thì nhè lúc mấy tên lính canh vô ý, lẻn vào sân rồng khóc um lên.

(Em bé thông minh)

Các quan hệ ý nghĩa :

– Quan hệ nguyên nhân.

– Quan hệ điều kiện.

– Qụan hệ giả thiết.

– Quan hệ tiếp nối.

– Quan hệ tương phản.

6. Ghép từng đôi câu đơn sau đây thành một câu ghép, dừng các quan hệ từ thích hợp với quan hệ ý nghĩa cho sẵn trong ngoặc đơn sau từng đôi câu đó.

a. Các bạn ấy chăm học. Các bạn ấy chắc sẽ đạt kết quả tốt (Quan hệ nguyên nhân)

b. Chúng ta học tập chăm chỉ. Chắc chúng ta sẽ đạt kết quả tốt (Quan hệ điều kiện)

c. Gia đình bạn ấy có nhiều khó khặn. Bạn ấy vẫn cố gắng học tập đều đặn và có kết quả tốt. (Quan hệ tương phản)

7*. Điền vào chỗ trống những từ thích hợp để tạo câu ghép theo kiểu quan hệ cho sẵn sau từng câu.

a. Gió/…/ to, diều bay/…/ cao. (Quan hệ tăng tiến)

b. Nước biển vùng này trong và ít sóng… người đến tắm rất đông. (Quan hệ nguyên nhân

c. Gió mỗi lúc một mạnh thêm /…/ sóng mối lúc một thêm cao. (Quan hệ bổ sung)

d. Chiếc xe dừng lại,/…/ mọi người lần lượt xuống xe. (Quan hệ tiếp nối)

Gợi ý làm bài

1. Để làm bài tập này, cần đối chiếu từng câu ghép với những điều nói ở phần Ghi nhớ trong SGK (trang 112, trang 123).

Ví dụ : Câu ghép (a) có ba vế câu. Quan hệ giữa vế câu thứ nhất với vế câu thứ hai là quan hệ nguyên nhân, vế câu thứ nhất chỉ kết quả, vế câu thứ hai chỉ nguyên nhân. Quan hệ giữa vế câu thứ hai với vế câu thứ ba là quan hệ giải thích. Vế câu thứ hai biểu thị điều được giải thích, còn vế câu thứ ba dùng để giải thích điều được nói ở vế câu thứ hai.

Quan hệ ý nghĩa giữa những vế câu trong các câu ghép còn lại là quan hệ điều kiện, quan hệ tăng tiến, quan hệ tương phản, quan hệ tiếp nối, quan, hệ nguyên nhân.

2. Bài tập này có ba câu hỏi với mục đích sau đây : Câu hỏi (a) yêu cầu nhận diện câu ghép, câu hỏi (b) yêu cầu xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, câu hỏi (c) yêu cầu nhận xét về việc dùng câu ghép khác dùng câu đơn như thế nào.

– Hướng giải đáp câu hỏi (b) :

Để biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu là quan hệ gì, cần căn cứ vào nội dung của câu mở đầu mỗi đoạn trích. Các câu ấy trình bày một ý khái quát về quan hệ giữa màu nước biển với sắc mây trời hay giữa ngày (thời gian có ánh sáng mặt trời) với mùa sương trên vịnh Hạ Long.

– Hướng giải đáp câu hỏi (c) :

Không nên tách mỗi vế câu trong các câu ghép đã cho ở đây ra thành một câu đơn, vì mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ở đây rất chặt chẽ : ý được nêu của vế câu này là điều kiện hay nguyên nhân của ý được nêu trong vế câu kia.

3. Bài tập này có mục đích đánh giá cách dùng câu ghép gắn với một trường hợp cụ thể.

Hướng giải đáp :

Mỗi “câu ghép rất dài” ở đây là một câu ghép gồm nhiều bộ phận có quan hệ với nhau rất phức tạp, về phương diện lập luận, không nên tách các bộ phận trong từng “việc” của lão Hạc ra thành câu riêng, vì các việc nhỏ trong đó gắn kết với nhau làm thành “hai việc”. Về giá trị biểu hiện thực tế, việc tạo những câu dài như vậy còn nhằm phản ánh cách nói dài dòng của lão Hạc, như tác giả đã nói lúc ban đầu.

4. Dựa vào gợi ý ở những bài tập trên, em tự làm bài tập này.

5. Các kiểu quan hệ nêu trong bài tập thường được diễn đạt bằng các quan hệ từ cho sau đây :

– Quan hệ nguyên nhân được diễn đạt bằng các quan hệ từ : vì, do, tại, bởi, nhờ.

– Quan hệ điều kiện được diễn đạt bằng quan hệ từ : nếu.

– Quan hệ giả thiết được diễn đạt bằng quan hệ từ : giá.

– Quan hệ tiếp nối được diễn đạt bằng quan hệ từ : rồi.

– Quan hệ tương phản được diễn đạt bằng các quan hệ từ : tuy hay nhưng hay tuy… nhưng.

6. Tham khảo gợi ý ở lời giải bài tập 5.

7*. Tham khảo gợi ý ở lời giải bài tập 5.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận