Câu ghép – Sách bài tập Ngữ Văn 8 Tập 1

Đang tải...

sách bài tập ngữ văn lớp 8

Bài tập

1. Bài tập 1, trang 113, SGK.

2. Bài tập 2, trang 113, SGK.

3. Bài tập 3, trang 113, SGK.

4. Bài tập 4, trang 114, SGK.

5. Bài tập 5, trang 114, SGK.

6. Trong các câu cho sáu đây, câu nào là câu ghép có quan hệ từ nối các vế trong câu, câu nào là câu ghép không có quan hệ từ nối các vế trong câu ?

a. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

(Phạm Văn Đồng)

b. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

 (Sự tích Hồ Gươm)

c. Những nhịp cầu tả tơi như ứa máu, nhưng cả cây cầu vẫn sừng sững giữa mênh mông trời nước.

(Thuý Lan)

7. Trong bài tập 6, có những quan hệ từ nào được dùng để nối các vế trong câu ghép ? (Chỉ ra từng từ cụ thể, kể cả các từ được dùng hai lần.)

Gợi ý làm bài

1. Bài tập này nhằm mục đích nhận biết câu ghép và hai  cách nối các vế câu : có dùng và không dùng từ nối.

a. Đoạn trích này có 4 câu ghép, trong đó có 1 câu nối các vế câu bằng quan hệ từ và 1 câu nối các vế câu bằng cặp từ hô ứng.

b. Đoạn trích có 2 câu ghép, các vế câu đều được nối với nhau bằng những từ có tác dụng nối.

c. Đoạn trích có 1 câu ghép.

d. Đoạn trích có 1 câu ghép.

3. Lưu ý : Đối với những câu ghép sử dụng cặp quan hệ từ không những… mà ... (hoặc không chỉ… mà … ; chẳng những… mà …) không áp dụng các biện pháp bỏ bớt quan hệ từ hoặc đảo trật tự các vế câu được ; đối với những câu ghép sử dụng cặp quan hệ từ sở dĩ… là vì ta chỉ bỏ bớt được sở dĩ và khi đảo trật tự các vế câu thì cần bỏ các quan hệ từ sở dĩ, là.

4. Cần chú ý là các từ hô ứng đứng ngay trước hoặc sau từ mà nó phụ thuộc. Ví dụ : Người nào làm, người nấy chịu.

5. Trong số 3 câu của bài tập này, có 2 câu ghép chứa quan hệ từ nối các vế trong câu, có 1 câu ghép không chứa quan hệ từ nối các vế trong câu.

6. Trong các câu ở bài tập 6, có tất cả 3 lần sử dụng quan hệ từ nối các vế trong câu, trong đó có 1 từ được dùng hai lần.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận