Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ -Sách bài tập Ngữ Văn 8 tập 1

Đang tải...

Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

BÀI TẬP

1. Bài tâp 1, trang 10 -11, SGK.

2. Bài tâp 2, trang 11, SGK.

3. Bài tâp 3, toang 11, SGK.

4. Bài tâp 4, trang 11, SGK.

5. Bài tâp 5*, trang 11,

6. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống /…/ trong các câu sau. Cho biết từ ngữ nào có nghĩa rộng, từ ngữ nào có nghĩa hẹp.

a. bà con, chú ruột

Nam học tập đạt thành tích xuất sắc, /…/ trong họ, nhất là /…/ Nam – người đã giúp đỡ Nam rất nhiều trong học tập, rất tự hào, phấn khởi.

b. trí thức, văn nghệ sĩ

/…/ nước ta nói chung, /…/ nói riêng rất yêu nước, đã có đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

7. Viết một câu hoặc một đoạn văn trong đó vừa có từ ngữ có nghĩa rộng vừa có từ ngữ có nghĩa hẹp.

8*. Điền chữ vào ô trống để các chữ hàng ngang tạo thành từ có nghĩa hẹp, các chữ hàng dọc trong khung tạo thành từ có nghĩa rộng.

Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

Gợi ý làm bài

1. a) Để làm bài tập này, trước hết cần so sánh cấp độ khái quát giữa áo dài, sơ mi và áo ; giữa quần đùi, quần dài và quần ; giữa quần, áo và y phục. Sau đó, theo mẫu trong bài học để lập sơ đồ.

 b) Trước hết, cần so sánh cấp độ khái quát giữa súng trường, đại bác và súng, giữa bom bi bom ba càng và bom ; giữa súng, bom và vũ khí. Sau đó lập sơ đồ.

2. Muốn tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm, cần phân tích các từ ngữ trong nhóm có điểm gì chung về mặt ý nghĩa. Từ ngữ diễn đạt ý nghĩa chung đó gọi là từ ngữ có nghĩa rộng. Ví dụ :

a. Xăng, dâu hoả, (khí) ga, ma dút củi than có điểm chung về nghĩa là “chất đốt”. Vậy chất đốt là từ ngữ có nghĩa rộng so với các từ ở nhóm này.

b. Hội hoạ, âm nhạc, văn học, điêu khắc ⇒ văn nghệ.

Theo cách làm trên đây, em làm tiếp các mục (c), (d), (e).

3. Bài tập này nên làm theo mẫu sau :

– xe cộ : ô tô, xe máy,…

– mang : xách, vác,…

4. – Chỉ ra từ ngữ không có nghĩa “thuốc chữa bệnh”.

– Chỉ ra từ ngữ không có nghĩa “giáo viên”.

– Chỉ ra từ ngữ không có nghĩa “bút để viết”.

– Chỉ ra từ ngữ không có nghĩa “hoa thực vật”.

5. Từ có nghĩa rộng : khóc.

6. Chú ý : Văn nghệ sĩ cũng là trí thức.

7. Ví dụ :

Câu: Lũ về, mọi thứ đổ đạc trong nhà như nồi, niêu, xoong, chao, giường, tủ đều bị cuốn trôi.

Đoạn văn : Ở Bình Định, dừa là chủ yếu, dừa là tất cả. Dừa ở đây như rừng, dùa mọc ven sông, men bờ ruộng, leo sườn đồi, rải theo bờ biển. Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa : dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng,…

( Theo Hoàng Văn Huyền, Những mẩu chuyện địa 11)

8*. Đây là trò chơi ngôn ngữ. cả lớp thi giải nhanh, giải đúng bài tập này

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận