Cảm Nhận Về Bài Thơ Quê Hương Của Tế Hanh

Đang tải...

Mời bạn đọc tham khảo một bài văn mẫu cảm nhận về bài thơ Quê hương của Tế Hanh, từ đó làm sáng tỏ ý kiến “Đọc một câu thơ hay, người ta không thấy câu thơ, chỉ còn thấy tình người trong đó.”

BÀI THƠ QUÊ HƯƠNG CỦA TẾ HANH

ĐỀ BÀI

Nhà thơ Tố Hữu cho rằng: Đọc một câu thơ hay, người ta không thấy câu thơ, chỉ còn thấy tình người trong đó.

Từ cảm nhận về bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

HƯỚNG DẪN CHẤM

1. Tiêu chí về hình thức:

  – Bài viết dưới hình thức nghị luận xã hội.

  – Bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ.

  – Luận điểm rõ ràng, mạch lạc; dẫn chứng cụ thể; lời văn có cảm xúc; chữ viết sạch đẹp.

   + Mức tối đa (0,5 điểm): Đạt các yêu cầu trên.

   + Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Căn cứ vào bài làm của HS cho điểm hợp lí.

   + Mức không đạt (0 điểm): Bài làm không có bố cục.

0,5

2. Tiêu chí về nội dung:

   + Mức tối đa (5,0 điểm): Đáp ứng tốt các yêu cầu.

   + Mức chưa tối đa (0,25-> 4,75 điểm): Căn cứ vào bài làm của HS cho điểm hợp lí.

   + Mức không đạt (0 điểm): Không làm bài hoặc làm lạc đề.

5,0

a. Mở bài:

   – Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận.

   – Trích dẫn ý kiến.

0,5

b. Thân bài:

 * Giải thích:

   – Câu thơ hay: là sản phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ, kết tinh những tư tưởng, tình cảm mà nhà thơ muốn gửi gắm qua hình thức phù hợp.

   – Tình người: là tư tưởng, tình cảm, cảm xúc tạo nên giá trị nội dung của thơ.

   => Quan niệm của Tố Hữu nhấn mạnh giá trị của thơ là những tư tưởng, tình cảm được biểu hiện trong thơ. Tình cảm, cảm xúc càng sâu sắc, mãnh liệt, lớn lao càng khiến thơ lay động lòng người.

 * Chứng minh

a. Tình người trong bài thơ “Quê hương”:

    Thể hiện qua tình cảm của nhà thơ đối với quê hương: Biểu hiện qua niềm tự hào và nỗi nhớ khôn nguôi về làng chài của mình.

     + Vẻ đẹp của cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá vào một buổi sớm bình minh. (Phân tích tám câu thơ đầu)

     + Vẻ đẹp của đoàn thuyền đánh cá trở về bến – một bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống. (Phân tích tám câu thơ tiếp)

     + Tình cảm nhớ thương quê hương của tác giả – nhớ nhất mùi vị nồng mặn đặc trưng của quê hương. (Phân tích bốn câu cuối)

   => “Quê hương” đã khắc hoạ được bức tranh tươi sáng, khoẻ khoắn, đầy sức sống về cuộc sống lao động của một làng quê miền biển, qua đó thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, đằm thắm của tác giả.

b. Hình thức biểu đạt:

   – Thể thơ: tự do, nhịp thơ linh hoạt.

   – Từ ngữ, hình ảnh: hình ảnh đẹp, tiêu biểu, chọn lọc, ngôn ngữ tự nhiên, trong sáng.

   – Biện pháp nghệ thuật: so sánh, ví von, nhân hóa sáng tạo và hấp dẫn,…

   – Giọng thơ: mộc mạc, chân thành, đằm thắm, gợi cảm…

 * Đánh giá:

   – Quê hương của Tế Hanh là một bài thơ hay bởi nó được viết lên từ cảm xúc chân thành, tình cảm mãnh liệt. Bài thơ không chỉ là riêng tình cảm của tác giả giành cho quê hương; mà bài thơ này còn nói hộ rất nhiều tấm lòng khác đang ở xa quê hương qua hình thức nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn.

   – Đọc bài Quê hương ta cảm thấy yêu thơ và tâm hồn thơ của Tế Hanh. Chúng ta càng trân trọng hơn nữa mảnh đất chôn rau cắt rốn, yêu hơn nữa những điều bình dị nhưng thiêng liêng…

(4,0)

0,5

 

 

 

 

 

3,5 

 

 

3,0

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

0,5

 

c. Kết bài:

   – Khẳng định tình cảm của nhà thơ dành cho quê hương là tình cảm sâu nặng, thiết tha, đằm thắm…

   – Liên hệ tình cảm, thái độ của bản thân.

0,5

3. Sáng tạo:

  + Mức tối đa (0,5 điểm): Diễn đạt sinh động, giàu hình ảnh, hấp dẫn, biết sử dụng các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong bài nghị luận một cách hợp lí.

  + Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Có sáng tạo song chưa đạt các yêu cầu trên.

  + Mức không đạt (0 điểm): Không có sự sáng tạo nào.

0,5

>> Xem thêm: Sáng tỏ ý kiến về bài thơ Quê Hương của nhà thơ Tế Hanh

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận