Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh – Thực hành đọc hiểu văn bản ngữ văn 7

Đang tải...

CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH

(Tĩnh đa tứ –  Lí Bạch)

I – GỢI DẪN

  1. Thể thơ:

Bài thơ được viết theo lối cổ thể, mỗi câu thơ thường gồm năm đến bảy chữ nhưng không bị ràng buộc chặt chẽ bởi những quy tắc về niêm luật và đối như thơ cận thể. Hai câu 3 và 4 đối nhau cả về từ và nghĩa.

  1. Đại ý :

Với những từ ngữ giản dị nhưng rất hàm súc, cô đọng, bài thơ đã thể hiện một cách nhẹ nhàng, thấm thìa nỗi nhớ quê hương của tác giả trong đêm thanh tĩnh.

  1. Cách đọc :

Bài thơ có nhịp 2/3, ngoài ra còn phải chú ý đến phép đối trong hai câu 3 và 4. Cần đọc nhẹ nhàng nhưng rành mạch, thể hiện được tình cảm nhớ quê nhà của tác giả.

II – KIẾN THỨC CƠ BẢN

Thuở nhỏ, Lí Bạch thường lên ngọn núi Nga Mi ở quê nhà ngắm trăng. Những tháng ngày gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn rồi sau này trong quãng đời lãng du phiêu bạt sẽ trở thành nhớ nhung, hoài vọng. Từ khi hai mươi lăm tuổi cho đến hết quãng đời còn lại nhả thơ sống trong cảnh thiếu quê hương. Cuộc sống ngao du nay đây mai đó với biết bao điều mới lạ là sự lựa chọn của thi nhân. Nhưng trong những bay bổng phóng khoáng diệu kì, tâm hồn nhà thơ có một khoảng lặng trầm, sâu thẳm thường trực : nỗi nhớ quê hương. Bải thơ cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh là giai điệu được ngân lên từ cái khoảng lặng trầm mà sâu thẩm ấy.

Vọng nguyệt hoài hương (trông trăng nhớ quê) là một thi đề quen thuộc. Nhà thơ Đỗ Phủ từng ví trăng là ánh sáng quê hương. Trong thơ Lí Bạch tràn đầy trăng. Có trăng nơi quê hương (Trăng nửa vành thu trên đỉnh Nga Mi), trăng nơi biên ải, trăng tri kỉ cùng thi nhân (Một mình uống rượu dưới trăng)… và ở đây là trăng gợi nhớ quê hương, cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh giản dị mà độc đáo, tinh tế mà không hề trau chuốt. Quả đúng như lời Lí Tề Dã :

Thanh thuỷ xuất phù dung

Thiên nhiên khứ điêu sức

(Hoa sen mọc lên từ nước trong

Thiên nhiên không cần phải bài trí, gia công)

Hai câu thơ đầu ngỡ là tả cảnh trăng mà thật ra trăng như sự nhắc gợi, là cái cớ để thi nhân kể câu chuyện lòng :

Đầu giường ánh trăng rọi,

Ngờ mặt đất phủ sương.

Tất cả diễn ra trong thoáng chốc (ngỡ – ngẩng đầu – cúi dầu) mà sao thấy một nỗi niềm khôn nguôi. Người lữ thứ cô đơn ngẩng đầu nhìn lên nơi mà ánh trăng đến, trăng vẫn sáng hoả điệu cùng những nỗi niềm. Người cúi đầu như sợ phải đối diện với trăng nhưng làm sao ra ngoài được nỗi nhớ. Lời thơ dứt mà mở ra mênh mang hoài cảm.

Bài thơ được làm theo hình thức cổ thể ngũ ngôn tuyệt cú. Cái tự do của hình thức thể hiện (so với Đường luật thì cổ thể không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối ràng buộc) tỏ ra rất có hiệu quả khi diễn đạt mạch cảm xúc tự nhiên. Tuy thế, tác giả cũng đã sử dụng phép đối rất đắc địa ở hai câu cuối : Ngẩng đâu / Cúi đầu, nhìn trăng sáng / nhớ cố hương. Nguyên tác cho thấy đây là cặp đối rất chỉnh, về mặt từ loại : động từ / động từ (cử đầu / dê đâu, vọng / tư), tính từ / tính từ (minh / cố), danh từ / danh từ (nguyệt / hương). Về mặt ý nghĩa, cặp đối tạo thành sự sóng đôi : cảnh / tình (trăng / quê hương). Sự sóng đôi này chính là cấu tứ của bài thơ. cảnh gợi tình, trăng gợi nhớ quê hương, rồi đến lúc con người chìm đắm trong nỗi nhớ, trăng thấm đẫm vào hồn. Cái cúi đầu như lặng lẽ, như buồn tủi…

Hồ Ưng Lân (đời Minh) đã từng nhận xét rất xạc đáng rằng : “Thơ tuyệt cú của Lí Thái Bạch xuất khẩu mà thành, không có ý làm cho tinh vi mà không bài nào là không tinh vi”. Tĩnh dạ tứ, với những từ ngữ giản dị mà tinh luyện, chỉ vẻn vẹn bốn câu, hai mươi chữ, bài thơ đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thâm thìa tình quê hương của một người sông xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh.

III – LIÊN HỆ

  1. “Bài thơ nổi tiếng này của Lí Bạch do một chuỗi đồng đẳng vừa chân thực vừa tưởng tượng tạo thành : thông qua chữ “thị”, “minh nguyệt” và “địa thượng sương” đồng đẳng nhau, nhưng nó bị sư phủ định mà chưa xác định được bởi chữ “nghi” ; với tư cách là nguyên nhân và kết quả, “sơn nguyệt” liên hệ với “minh nguyệt quang”. Bất luận ở trong tình huống nào, đồng đắng đều thông qua đặc trưng giống nhau mà được xác nhận : “nguyệt quang” và “sơn nguyệt” đều là sáng, “thượng sương” và “cố hương” đều là xa xôi không với tới được”.

CAO HỬU CÔNG – MAI Tổ LÂN (Về thi pháp thơ Đường, Trần Dinh sử và Lê Tâm dịch, NXB Đà Nẵng, 1997)

  1. Đọc thêm bài thơ Xuân dạ Lạc Thành văn địch (Đêm xuân Lạc Thành nghe thổi sáo) của Lí Bạch :

Thuỳ gia ngọc địch ấm phi thanh

Tản nhập xuân phong mãn Lạc Thành

Thử dạ khúc trung văn Chiết Liễu

Hả nhân bất khởi c viên tình.

Bản dịch thơ của Ngô Văn Phú :

Nhà ai sáo ngọc bỗng vang ngân

Theo gió xuân bay khắp Lạc Thành

Dìu dặt nghe như bài chiết liễu

Vườn xưa ai chẳng chứa chan tình.

(Thơ Đường Ở Việt Nam, Sđđ)

(1) Sơn nguyệt: Bản chép khác của từ “minh nguyệt” trong sách giáo khoa (NBS).

File PDF

Xem thêm

Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận