Cách thức làm tốt phần nghị luận xã hội trong bài thi THPTQG Ngữ Văn

Đang tải...

Cách làm bài nghị luận xã hội

Tuy chỉ là một phần trong bài thi môn Ngữ văn, nhưng bài văn phần nghị luận xã hội phải là một bài làm hoàn chỉnh; bỏi văn bản nghị luận thuyết phục ngưòi đọc, người nghe không chỉ bởi sự sâu sắc của hệ thống luận điểm, sự phong phú của luận cứ mà còn ở cách tổ chức, bố cục văn bản logic, chặt chẽ.

Khảo sát cấu trúc, bố cục của những văn bản nghị luận tiêu biểu, đặc biệt là các văn bản được chọn dạy trong chương trình, SGK Ngữ văn THCS và THPT, ta thấy: một văn bản nghị luận tiêu biểu thường có bố cục, trình tự lập luận như sau:

Phần thứ nhất: Trình bày cơ sở, mục tiêu, ý nghĩa, vai trò, vị trí của vấn đề được đem ra bàn luận.

Phần thứ hai: Mô tả, phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn, thực trạng của vấn đề được đem ra bàn luận.

Phần thứ ba: Bình luận và đề xuất ý kiến: ủng hộ hoặc khẳng định những ý kiến, quan điểm, nhận thức đúng đắn, tiến bộ và những thái độ, hành vi, hành động tích cực; phản đối hoặc phủ định những ý kiến, quan điểm, nhận thức cực đoan, sai lầm và những thái độ, hành vi, hành động tiêu cực, lệch lạc; đề xuất cách thức, giải pháp, biện pháp để khắc phục (giải quyết, thay đổi tình hình…) đối với vấn đề được đem ra bàn luận.

Phần thứ tư. Khẳng định lại quan điểm đúng hoặc kêu gọi hành động.

Kết cấu này có thể thấy trong hầu hết các văn bản nghị luận đặc sắc được dạy trong phần Đọc văn như: Chiếu dời đô (Lí Công uẩn); Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn); Thư lại dụ Vương Thông, Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi); Bản án chếđộ thực dân Pháp, Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh), Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Vũ Khoan); Đấu tranh cho một thế giới hoà bình (G. Máckét),… Chúng ta có thể vận dụng cách bố cục, kết cấu tiêu biểu này vào việc tạo lập một bài văn nghị luận xã hội.

Tất nhiên, tuy cùng là dạng nghị luận xã hội, nhưng giữa bài văn nghị luận về một vấn đề tư tựởng, đạo lí và bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống cũng có điểm khác nhau. Để giúp học sinh dễ theo dõi và có những kĩ năng cơ bản để làm tốt bài văn nghị luận xã hội, sau đây, chúng tôi sẽ tóm tắt và gợi ý cách lập dàn ý và viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí và bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

1. Cách lập dàn ý và viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

a. Mở bài

– Nêu ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề được đem ra bàn luận;

– Trích dẫn ý kiến, nhận định, vấn đề cần nghị luận;

– Khẳng định hoặc phủ định ý kiến, hoặc dẫn dắt, chuyển ý, chẳng hạn: Vậy thực tế vấn đề này như thế nào?…

b. Thân bài

Luận điểm 1 / ý 1: Giải thích nội dung của nhận định, ý kiến cần bàn luận

Tuỳ tính chất của vấn đề và yêu cầu của đề bài mà lựa chọn những nội dung cần giải thích và cách giải thích hợp lí, chẳng hạn:

– Giải thích khái niệm, từ đó giải thích nội dung nhận định, ý kiến.

– Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của từ ngữ, từ đó giải thích nội dung nhận định, ý kiến.

– Giải thích hình ảnh, biểu tượng, mệnh đề, từ đó giải thích nội dung của nhận định, ý kiến.

Lưu ý:

– Tránh sa đà vào việc giải thích từ ngữ, việc giải nghĩa từ ngữ ở đây chỉ nhằm cắt nghĩa nội dung của ý kiến, nhận định.

– Để làm tốt phần này, người viết phải trả lời được câu hỏi:  Thế nào là  …? Hoặc:… nghĩa là gì? … được hiểu như thế nào?…

Luận điểm 2 / ý 2: Bàn luận về nhận định, ý kiến 

– Phân tích và chứng minh những khía cạnh đúng, tích cực của nhận định, ý kiến (nếu có);

– Phân tích và chứng minh những khía cạnh sai, tiêu cực của nhận định, ý kiến (nếu có);

– Bình luận, mở rộng vấn đề; đề xuất ý kiến, quan điểm, suy nghĩ riêng.

Lưu ý:

– Tránh sa vào mô tả thực trạng, kể lại dẫn chứng; cần phải thể hiện quan điểm, sự đánh giá riêng và lập luận thuyết phục.

– Để làm tốt phần này, người viết phải trá lời được các câu hỏi:

+ Ý kiến này đúng / sai, hợp lí / bất hợp lí ở điểm nào? Vì sao? Dẫn chứng nào có thể làm sáng tỏ tính đúng/ sai, hợp lí / bất họp lí đó?

+ Vấn đề này cần phải được nhìn nhận một cách đúng đắn, toàn diện như thế nào?

+ Quan điểm này cần phải được thay đổi, điều chỉnh, phát triển như thế nào?…

c. Kết bài: Bài học nhận thức và hành động

– Ý nghĩa của vấn đề đối vói tình cảm, nhận thức, lối sống của bản thân;

– Lời kêu gọi hành động.

Lưu ý:

– Phần này có thể kết họp hoặc nối liền sau ý hai của phần thân bài. Khi làm bài, người viết không nhất thiết phải phân biệt rành rẽ như trên để tránh trùng lặp, miễn là nêu bật được ý kiến, quan điểm riêng và bài học nhận thức, hành động đối với bản thân.

– Để làm tốt phần này, người viết phải trả lời được các câu hỏi:

+ Từ vấn đề bàn luận, bản thân tôi hiểu ra điều gì? vấn đề có ý nghĩa, ảnh hưởng gì đến tình cảm, nhận thức, lối sống của tôi?

+ Tôi và mọi người cần phải có thái độ / hành động / cách ứng xử, lối sống như thế nào để trở nên tốt hon/ đẹp hơn

 BỐ CỤC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

a. Mở bài (Đặt vấn đề)

– Nêu ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề cần bàn luận;

– Trích dẫn ý kiến, nhận định; 

Khẳng định / phủ định ý kiến hoặc dẫn dắt, chuyển ý.

b. Thân bài

– Ý 1: Giải thích nội dung của nhận định, ý kiến

Giải thích khái niệm (nghĩa đen, nghĩa bóng của từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng, mệnh đề,…) từ đó giảng giải nội dung của nhận định, ý kiến

– ý 2: Bàn luận về nhận định và ý kiến 

  • Phân tích và chứng minh những khía cạnh đúng, tích cực của nhận đinh, ý kiến;
  • Phân tích và chứng minh những khía cạnh sai, tiêu cực của nhận định, ý kiến.
  • Bình luận, mở rộng vấn đề; đề xuất ý kiến, quan điểm, ý kiến riêng.

c. Kết bài: Bài học nhận thức và hành động

– Ý nghĩa của vấn đề đối với tình cảm, nhận thức, lối sống của bản thân; 

– Lời kêu gọi hành động

2. Cách lập dàn ý và viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

a. Mở bài 

– Nêu khái quát ảnh hưởng, tác động của những vấn đềthời sự, bức xúc đến đời sống xã hội, con người;

– Trích dẫn hoặc nêu tóm tắt vấn đề nghị luận – sự việc, hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập;

– Dẫn dắt, chuyển ý.

b. Thân bài

Luận điểm 1 / ý 1: Trình bày thực trạng – mô tả sự việc, hiện tượng đời sống 

– Biểu hiện, diễn biến của sự việc hiện tượng ở trong nước;

– Biểu hiện, diễn biến của sự việc hiện tượng ở địa phương;

– Biểu hiện, diễn biến của sự việc hiện tượng ở những người xung quanh…

Lưu ý:

– Khi miêu tả thực trạng, cần có những thông tin, dẫn chứng cụ thể, tránh lối nói chung chung.

– Để làm tốt phần này, người viết phải trả lời được các câu hỏi:

+ Sự việc, hiện tượng này xảy ra ở đâu?

+ Nó được biểu hiện, diễn biến như thế nào?

+ Chi tiết, số liệu, dẫn chứng nào có thể mô tả rõ sự việc, hiện tượng đó…?

Luận điểm 2 / ý 2: Phân tích, chứng minh những ảnh hưởng, tác hại và nguyên nhân của sự việc, hiện tượng

– Ảnh hưởng, tác hại:

+ Ảnh hưởng, tác hại đối với cộng đồng, xã hội;

+ Ảnh hưởng, tác hại đối với cá nhân mỗi người

– Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân khách quan;

+ Nguyên nhân chủ quan.

Lưu ý: 

– Cần kết hợp các thao tác phân tích chứng minh, bình luận để khẳng định những ảnh hưởng tốt hoặc phê phán những hậu quả xấu; tránh sa vào mô tả sự việc, hiện tượng.

– Để làm tốt phần này, người viết phải trả lời được các câu hỏi:

+ Sự việc, hiện tượng này có ảnh hưởng, tác động tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực? Vì sao? Dẫn chứng.

+ Ảnh hưởng, tác động của nó đối với cộng đồng, xá hội? Đối với cá nhân mỗi người? Dẫn chứng.

+ Nguyên nhân nào dẫn đến sự việc, hiện tượng trên? Do thiên tai, thời tiết, hoàn cảnh xã hội đưa đẩy, truyền thống giáo dục hay ý thức của mỗi người?…

Luận điểm 3 / ý 3: Đề xuất giải pháp, ý kiến

– Các giải pháp phát triển, nhân rộng ( nếu ảnh hưởng tốt); các giải pháp khắc phục ngăn chặn (nếu gây tác hại):

+ Đối vớ xã hội, đất nước;

+ Đối với địa phương;

+ Đối với cá nhân mỗi người.

Lưu ý: 

– Các giải pháp phải gắn vớ thực trạng và nguyên nhân của vấn đề.

– Để làm tốt phần này, người viết phải trả lời được các câu hỏi:

+ Làm thế nào để phát triển, nhân rộng những ảnh hưởng tốt; khắc phục, ngăn chặn tác hại của sự việc hiện tượng này?

+ Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và các đoàn thể xã hội cần phải làm gì?

+ Cá nhân mỗi người cần phải làm gì để đẩy mạnh những ảnh hưởng tốt; khắc phục, ngăn chặn tác hại của sự việc hiện tượng này?

c. Kết bài: Bài học nhận thức và hành động

– Khẳng định lại tầm quan trọng của vấn đề được đem ra bàn luận;

– Bài học về ý thức, trách nhiệm của bản thân và lời kêu gọi hành động.

Lưu ý: 

– Mục này có thể cấu trúc thành một phần riêng, hoặc nối tiếp ý 3 của phần thân bài. Khi làm bài, người viết không nhất thiết phải phân biệt rành rẽ và bài học nhận thức, hành động đối với bản thân.

Để làm tốt này, người viết phải trả lời được các câu hỏi:

+ Sự việc, hiện tượng nêu trong câu hỏi / đề bài có tầm quan trọng như thế nào?

+ Sự việc, hiện tượng đó có tác động gì đến tình cảm, nhận thức, hành động của tôi?

+ Tôi cần có thái độ, hành động, trách nhiệm gì trước những sự việc, hiện tượng như thế?…

BỐ CỤC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

a. Mở bài

– Nêu khái quát ảnh hưởng của những vấn đề thời sự, bức xúc đến đời sống xã hội, con người;

–  Nêu sự việc, hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập;

– Dẫn dắt, chuyển ý.

b. Thân bài

Ý 1: Mô tả sự việc, hiện tượng, đời sống

– Biểu hiện, diễn biến của sự việc, hiện tượng trên thế giói (nếu có);

– Biểu hiện, diễn biến của sự việc, hiện tượng ở trong nước;

– Biểu hiện, diễn biến của sự việc, hiện tượng ở địa phương;

– Biểu hiện, diễn biến của sự việc, hiện tượng ở những ngưòi xung quanh…

Ý 2: phân tích chứng minh những ảnh hưởng, tác hại và nguyên nhân của sự việc, hiện tượng.

+ Ảnh hưởng, tác hại:

  • Đối vói cộng đồng, xã hội;
  • Đối vói cá nhân mỗi ngưòi.

 + Nguyên nhân:

  • Nguyên nhân khách quan;
  • Nguyên nhân chủ quan.

Ý 3: Đề xuất giải pháp, ý kiến

– Các giải pháp phát triển, nhân rộng (nếu ảnh hưởng tốt); các giải pháp khắc phục, ngăn chặn (nếu gay tác hại):

+ Đối với xã hội, đất nước;

+ Đối với địa phương;

+ Đối với cá nhân mỗi người.

c. Kết bài: Bài học nhận thức và hành động

– Khẳng định lại tầm quan trọng của sự việc, hiện tượng đời sống được đem ra bàn luận;

– Bài học về ý thức, trách nhiệm của bản thân và lời kêu gọi hành động.

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận