Hướng dẫn trẻ tập đọc Chuyện bốn mùa

Đang tải...

Tập đọc Chuyện bốn mùa tiếng việt lớp 2

Chuyện bốn mùa

 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật: bà Đất, bốn nàng Xuân, Hạ, Thu, Đông.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới: đâm chồi nảy lộc, đơm, bập bùng, tựu trường. 

Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa một vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống

II. CÁCH DẠY

1. Đọc mẫu

 

 

– Phụ huynh đọc mẫu: PH đọc diễn cảm toàn bài một lượt. Lời người dẫn chuyện đcọ thong thả, chậm rãi. Lời Đông khi nói với Xuân trầm trồ thán phục. Giọng Xuân nhẹ nhàng. Giọng Hạ tinh nghịch, nhí nhảnh. Giọng Đông nói về mình trầm xuống, buồ tủi. Giọng Thu thủ thỉ. Giọng bà Đất vui vẻ, rành rẽ

– Trẻ vừa lắng nghe, vừa theo dõi sách giáo khoa.

2. Hướng dẫn trẻ luyện đọc

– PH khi đọc cân lưu ý: Câu dài nghỉ hơi đúng chỗ có dấu phẩy, nếu không cps dấu phẩy nghỉ hơi sau cụm từ. Thể hiện đúng giọng , đúng tình cảm khi đọc câu hỏi, câu cảm trong bài (cho trẻ dùng bút chì gạch dưới các câu cụ thể trong sach giáo khoa)

– Trẻ dùng bút chì gạch dưới những câu giáo viên hướng dẫn đọc

a. Cho trẻ đọc từ ngữ 

– PH chỉ vào các từ ngữ sau cho trẻ đọc: sung sướng, nảy lộc, đơm trái ngọt, nghỉ hè, rước, bếp lửa, tinh nghịch, vườn bưởi…

– Trẻ luyện đọc những từ khó

b. Cho trẻ đọc đoạn và giải nghĩa từ

– PH cho trẻ đọc các từ ngữ được giaie nghĩa dưới bài tập đọc. PH có thể giải nghĩa những từ ngoài 6 từ trên mà trẻ không hiểu.

– Trẻ đọc đoạn và đọc các tử ngữ được giải nghĩa ở phía dưới bài đọc

c. Cho trẻ luyện đọc cả bài

– Trẻ đọc cả bài, PH đánh giá và nhận xét

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài.

– Cho trẻ đọc thâm đoạn 1. => trẻ đọc thầm đoạn 1

   Hỏi: Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm? (Trả lời: Bốn nàng tiên tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.)

– Cho trẻ đọc thầm đoạn 2 và cho trẻ quan  sát tranh (SGK trang 4) =>trẻ đọc đoạn 2

    Hỏi:

  • Tranh vẽ những ai, họ đang làm gì? (trả lời: Tranh vẽ một bà cụ mặt tươi cười ngồi giữa bốn cô gái xinh đẹp, mỗi người có môt cách ăn mặc riêng.)
  • Hãy tìm mỗi nàng tiên và nói rõ đặc điểm của mỗi người (trả lời: Nàng xuân cài trên đầu một vòng hoa, nàng hạ cầm trên tay một chiếc quạt mở rộng, nàng thu bưng trên tay một mâm hoa quả, nàng đông đội mũ, quàng một chiếc khăn dài để chống rét.
  • Hãy cho biết mùa xuân có gì hay theo lời của nàng Đông? (trả lời: Vào mùa xuân thời tiết ấm áp, có mưa xuân, rất thuận lợi cho cây cối đâm chồi nảy lộc.
  • Mùa xuân có gì hay theo lời của bà Đất (Trả lời: Xuân làm cho cây lá tốt tươi.)
  • Lời bà Đất và lời nàng Đông nó về mùa xuân có gì khác nhau không? (trả lời: không khác nhau)

– PH cho trẻ đọc đoạn 3. => trẻ đọc đoạn 3

   Hỏi:

  • Mùa hạ có gì hay theo lời của nàng Xuân? (Trả lời: Có nắng làm cho trái ngọt, hương thơm, có những ngày nghỉ hè của học trò).
  • Mùa thu có gì hay theo lời của nàng Hạ? (Trả lời: Có vườn bưởi chín vàng, đêm trăng rằm rước đèn phá cỗ. Có trời xạnh cao, học sinh nhớ ngày tựu trường.)
  • Mùa đông có gì đẹp theo lời của nàng Thu? (Trả lời: Có bập bùng bếp lửa nhà sàn, có giấc ngủ ấm trong chăn; ấp ủ mầm sống để xuân về, cây cối đâm chồi nảy lộc.

4. KTKQ 

– PH cho trẻ đọc lại một lượt

– PH hỏi: Nếu ý kiến của câu chuyện? (Trả lời: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa một vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống)

 

   

 

 

 

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận