Cách dạy trẻ học phần Ôn tập và bổ sung toán lớp 3 (Phần 2)

Đang tải...

Cách dạy trẻ học phần Ôn tập và bổ sung toán lớp 3 (Phần 2)

I. Dạy trẻ cộng, trừ có nhớ (1 lần) các số có ba chữ số

II. Dạy trẻ xem đồng hồ

III. Dạy trẻ giải bài toán về so sánh hai số hơn, kém nhau bao nhiêu đơn vị

IV. Giúp trẻ giải một số loại bài tập

1. Loại 1 : Đọc và viết số :

Hướng dẫn: 

Trẻ đọc số bằng lời rồi viết số bằng chữ số hoặc nhìn vào các số ( viết bằng chữ số) đọc lên bằng lời rồi viết lại lời đọc.

Cách trình bày:

2. Loại 2 : Tìm x :

Ví dụ.

  Tìm x:

a) x – 125 = 344                       b) x  + 125  = 266

Hướng dẫn :  Chẳng hạn câu a)

– Trẻ nhận xét : x (125, 344) là số bị trừ (số trừ, hiệu).

– Nhớ lại quy tắc : Muốn tìm số bị trừ, ta lấy hiệu cộng với số trừ.

Tính :

x = 344 + 125

x = 469

– Thử lại (vào nháp) : 469 – 125 = 344 (đúng).

Cách trình bày :

x -125 = 344
            x = 344+125
            x = 469

3. Loại 3.

Xác định “một phần mấy” của một nhóm ( một hình) bằng thao tác ( chưa dùng phép chia):

Ví dụ :

Đã khoanh vào \frac{1}{4} số con vịt trong hình nào?

Hướng dẫn:

– Hình a) có 4 cột , mỗi cột đều có 3 con vịt.

Ta đã khoanh 1 cột, tức là \frac{1}{4} số con vịt.

– Hình b) có 3 hàng, mỗi hàng đều có 4 con vịt.

Ta đã khoanh một hàng , tức là \frac{1}{3} số con vịt ( chứ không phải \frac{1}{4} số con vịt.

Cách trình bày:

Đã khoanh \frac{1}{4} số con vị trong hình a).

4. Loại 4 : Các bài tập củng cố quan hệ giữa phép nhân, chia và phép cộng, trừ :

Ví dụ 4 :

3×4=             2×5=             5×3=                     4×2=

12:3=            10:2=            15:3=                    8:2 =

12 : 4 =          10 : 5 =         15 : 5 =                8:4 =

Hướng dẫn :

Trẻ làm phép nhân ở đầu mỗi cột rồi lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia. Chẳng hạn :

Nhẩm :      3 x 4 = 12

Suy ra :      12 : 3 = 4

và :              12 : 4 = 3

5. Loại 5 : Ghép hình :

Ví dụ 5 : xếp 4 hình tam giác thành con cá :

Hướng dẫn:

 

Trẻ lấy một tờ giấy, gấp (theo AC) để cắt (theo AB) ra một hình vuông (ABCD). Gấp hình vuông đó theo BD rồi cắt ra để được 4 hình tam giác bằng nhau.

Trẻ quan sát con cá cần xếp.

Có thể nhận xét như sau :

+ Xếp 2 hình tam giác ở hai góc nhọn của đầu cá.

+ Phần còn lại của con cá (thân và đuôi) có thể xếp bằng hình tam giác nữa.

Cách trình bày :        

Loại 6 : Xem đồng hồ điện tử :

Ví dụ 6 :

Đồng hồ chỉ mấy giờ ?

Hướng dẫn:

Trả phải biết đọc bộ chữ số điện tử:

Trẻ đọc từ trái sang phải, dấu : đọc là giờ. Chẳng hạn:

đọc là “5 giờ 20 phút”.

7. Loại 7: Ghép đôi các đồng hồ với thời điểm:

Ví dụ 7:

Mỗi đồng hồ ứng với cách đọc nào?

Hướng dẫn:

– Trẻ xem đồng hồ, nêu thời gian.

– Đồng hồ A (B…) chỉ 9 giờ kém 15 phút (12 giờ kém 5 phút…).

8. Loại 8 : Quay kim đồng hồ để chỉ một thời điểm :

Ví dụ 8  :

Quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ :

a) 3 giờ 15 phút

b) 9 giờ kém 10 phút

c) 4 giờ kém 5 phút

Hướng dẫn : Chẳng hạn c)

– Quay kim phút chỉ vào số 12 sau đó lùi lại 5 vạch nhỏ để kim phút chỉ vào số 11.

– Quay kim giờ chỉ gần tới số 4.

9. Loại 9 : Bài toán “ít hơn một số đơn vị” :

Ví dụ 9  :

Khối lớp Một có 245  học sinh, khối lớp Hai   có  ít   hơn khối lớp

Một 32 học sinh. Hỏi  khối lớp Hai có bao nhiêu học  sinh ?

Hướng dẫn  

-Tóm tắt:

– Ít hơn 32 HS nghĩa là có bằng ấy (245 HS) rồi bớt đi 32 HS.

Vậy số HS khối Hai là :

245 – 32 = 213 (HS)

Cách trình bày :

Số học sinh khối lớp Hai là :

245 – 32 = 213 (học sinh)

Đáp số : 213 học sinh.

Ghi chú : Từ học sinh chỉ đơn vị trong phép tính giải phải viết trong dấu ngoặc còn từ học sinh ở đáp số không cần viết trong dấu ngoặc.

10. Loại 10 : Bài toán “Nhiều hơn một số đơn vị” :

Ví dụ  :

Giá tiền một phong bì là 200 đồng,   giá tiền một   tem   thư nhiều hơn một phong bì là 600 đồng. Hỏi giá tiền  một   tem thư là bao nhiêu ?

Hướng dẫn :

Tóm tắt :

Nhiều hơn 600 đồng nghĩa là có bằng ấy (200 đồng) rồi thêm 600 đồng nữa. Vậy giá một tem thư là :

200 + 600 = 800 (đồng)

Cách trình bày :

Giá tiền một tem thư là :

200 + 600 = 800 (đồng)

Đáp số : 800 đồng.

Ghi chú :

Từ nhiều hơn khi dùng trong các văn cảnh khác nhau thường bị thay đổi đi một chút.

Chẳng hạn :

– Khi nói về chiều dài (cao) ta dùng từ dài hơn (cao hơn).

– Khi nói về khối lượng ta dùng từ nặng hơn.

– Khi nói về tuổi tác ta chỉ dùng từ hơn.

– Khi nói về thời gian ta chỉ dùng từ lâu hơn (muộn hơn) Tương tự, đối với từ ít hơn.

11. Loại 11 : Bài toán “Tìm tích” :

Ví dụ 11 :

Trong một phòng ăn có 8 cái bàn, mỗi bàn xếp 4 cái ghế. Hỏi trong phòng ăn đó có bao nhiêu cái ghế ?

Hướng dẫn :

Tóm tắt :

Cách 1 :

1 bàn : 4 ghế

8 bàn : … ghế ?

Cách 2 :

– Ở đây 4 cái ghế được lấy 8 lần. Vậy số ghế là 4 x 8 = 32 (cái)

Cách trình bày :

Trong phòng ăn có :

4 x 8 = 32 (cái ghế)

Đáp số : 32 cái ghế.

Ghi chú :

Không nên giải bằng phép tính :

8 x 4 = 32 (cái ghế)

Vì phép cộng tương ứng ở đây là4 + 4 + 4 + 4 + 4 + 4 + 4 + 4 chứ không phải là 8 + 8 + 8 + 8.

12. Loại 12 : Bài toán “Chia thành   phần bằng nhau” :

Ví dụ 12 :

Có 24 cái cốc được xếp đều vào 4 hộp. Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu cái cốc ?

Hướng dẫn :

Tóm tắt :

Cách   1    :

4 hộp        : 24 cái cốc

hộp             : … cái cốc ?

Cách 2 :

Lấy 24 cái cốc lần lượt đặt vào mỗi hộp 1 cái cốc cho đến hết. Rồi đếm số cốc trong mỗi hộp (6 cái).

Cách trình bày :

Mỗi hộp có :

24 : 4 = 6 (cái cốc)

Đáp số : 6 cái cốc.

Ghi chú : Cũng có thể đặt câu lời giải như sau :

“Số cốc trong mỗi hộp là hoặc “Mỗi hộp có số cốc là :”.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận