Bố cục của văn bản – Sách bài tập Ngữ Văn 8 Tập 1

Đang tải...

Sách bài tập ngữ văn 8 tập 1

Bài tập

1. Xác định bố cục của văn bản sau. Phân tích cách trình bày ý trong phần thân bài của văn bản.

CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC

Trên Quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi, phô sắc, toả ngát hương thơm.

Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một hàng quân danh dự đứng trang nghiêm. Hướng chính lăng, cạnh hàng dầu nước thẳng tắp, những đoá hoa ban đã nở lứa đầu.

Sau lăng, những cành đào Sơn La khoẻ khoắn vươn lên, reo vui với nhành sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ. Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang toả hương ngào ngạt.

Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác.

(Theo Tiếng Việt 2, tập hai)

2. Các văn bản sau đây có bố cục mấy phần?

QUA ĐÈO NGANG

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

(Bà Huyện Thanh Quan)

GẤU TRẮNG LÀ CHÚA TÒ MÒ

Ở Bắc Cực, hầu hết các con vật đều có bộ lông trắng : chim ưng trắng, cú trắng, thỏ trắng, đến gấu cũng trắng nốt. Gấu trắng là con vật to khoẻ nhất. Nó cao gần 3 mét và nặng tới 800 ki-lô-gam. Đặc biệt gấu trắng rất tò mò.

Có lần, một thuỷ thủ rời tàu đi dạo. Trên đường trở về, thấy một con gấu trắng đang xông tới, anh khiếp đảm bỏ chạy. Gấu đuổi theo. Sực nhớ là con vật này có tính tò mò, anh ném lại cái mũ.

Thấy mũ, gấu dừng lại đánh hơi, lấy chân lật qua lật lại cái mũ xong nó lại đuổi. Anh thuỷ thủ vứt tiếp găng tay, khăn, áo choàng. Mỗi lần như vậy, gấu đều dừng lại, tò mò xem xét. Nhưng vì nó chạy rất nhanh nên suýt nữa thì tóm được anh. May mà anh đã kịp nhảy lên tàu, vừa sợ vừa rét run cầm cập,

( Theo Lê Quang Long – Nguyễn Thanh Huyền)

VÈ CHIM

Hay chạy lon ton,

Là gà mới nở.

Vừa đi vừa nhảy,

Là em sáo xinh.

Hay nói linh tinh,

Là con liếu điếu.

Hay nghịch hay tếu,

Là cậu chìa vôi.

Hay chao đớp mồi,

Là chim chèo bẻo.

Tứ hay mách lẻo,

Thím khách trước nhà.

Hay nhặt lân la,

Là bà chim sẻ.

Có tình có nghĩa;

Là mẹ chim sâu.

Giục hè đến mau,

Là con tu hú.

Nhấp nhem buồn ngủ,

Là bác cú mèo.

( Đồng dao)

3. Bài tâp 1, trang 26 – 27, SGK.

4. Bài tâp 3, trang 27,

5. Phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn trích sau :

a. Hải Âu là bạn bè của người đi biển. Chúng báo trước cho họ những cơn bão. Lúc trời sắp nổi bão, chúng càng bay nhiều vờn sát ngọn sóng hơn và về tổ muộn hơn, chúng cần kiếm mồi cho lũ con ăn trong nhiều ngày, chờ khi biên lặng.

Hải Âu là dấu hiệu của điềm lành. Ai đã từng lênh đênh tiên biển cả nhiều ngày, đã bị cái bồng bềnh của biển cả lầm say… mà thấy những cánh Hải Âu, lòng lại không bùng hi vọng. Bọn chứng báo hiệu sự bình an, báo trước bến cảng hồ hởi, báo trước sự sum họp gia đình sau những ngày cách biệt đằng đẵng.

(Vũ Hùng)

b. Cỏ non đã mọc tua tủa. Một màu xanh non ngọt ngào, thơm ngát, trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.

“Ò… à… ” đàn bò reo hò. Chứng nhảy cỡn lên, xô nhau chạy. […]

Con Nâu đứng lại. cả đàn dừng theo. Tiếng gặm cỏ bắt đầu trào lên như một nong tằm ăn rỗi khổng lồ. Con Ba Bớp vẫn phàm ăn tục uống nhất, cứ thúc mãi mõm xuống, ủi cả đất lên mà gặm. Bọt mép nó trào ra, nom đến là ngon lành.[…]

Mẹ con chị Vàng ăn ở riêng một chỗ cùng con Cún. Cu Tũn dở hơi chốc chốc lại chạy tới ăn tranh cỏ của mẹ. Chị Vàng lại dịu dàng nhường cho nó và đi kiếm một búi khác.

(Hồ Phương)

6. Dựa vào phần Chú thích vả đoạn trích Trong lòng mẹ ở SGK, hãy viết một số đoạn văn giới thiệu về Nguyên Hồng.

Gợi ý làm bài

1. – Xem lại phần Ghi nhớ trong SGK để nắm được bố cục ba phần và nhiệm vụ của từng phần trong văn bản. Đọc kĩ văn bản để tìm bố cục ba phần mở bài, thân bài, kết bài.

– Để phân tích cách trình bày ý trong phần thân bài, hãy :

+ Xem phần thân bài có mấy đoạn văn.

+ Văn bản thuộc kiểu miêu tả hay kể chuyện ? Nếu là miêu tả thì các cảnh được miêu tả ở đây theo trật tự nào ? Hãy chú ý đến các trạng ngữ đứng đầu trong câu mỏ đầu mỗi đoạn văn.

2. Bố cục ba phần của văn bản chỉ là một kiểu, tuy kiểu này thường gặp trong SGK và là yêu cầu đối với việc tạo lập văn bản. Tuy nhiên, tuỳ vào dạng, ý đồ của nhà văn, văn bản có thể có bố cục một phần (không chia được đâu là mở bài, thân bài và kết bài), hai phần (thường là gồm phần mở bài và thân bài triển khai ý được nêu khái quát ở phần mở bài), thậm chí có tới bốn phần : đề, thực, luận, kết như thường thấy trong các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

Em hãy dựa theo gợi ý trên để thực hiện yêu cầu của bài tập.

3. Mục đích của bài tập này nhằm giúp các em ôn tập và nắm sâu hơn cách trình bày nội dung văn bản.

a. Trình bày theo không gian: nhìn xa ⇒ đến gần ⇒ đến tận nới ⇒ đi xa dần.

b. Trình bày theo thời gian.

c. – Cả đoạn trích trình bày theo lối diễn dịch : đoạn 1 nêu nhận xét khái quát, đoạn 2 và 3 nêu ví dụ cụ thể cho đoạn 1.

– Đoạn 2 và 3 được sắp xếp theo thứ tự từ sự thật đến tưởng tượng và từ sản phẩm tưởng tượng suy ngược lại sự thật.

4. – Trật tự sắp xếp giữa (a) và (b) không hợp lí.

– Trật tự sắp xếp giữa các ý nhỏ trong phần (b) cũng không hợp lí.

Em hãy giải thích lí do tại sao và sắp xếp lại theo ý mình.

5. Yêu cầu của bài tập này là phân tích cách trình bày, triển khai ý. Em cần phát hiện đoạn trích có những ý lớn nào, quan hệ của chúng ra sao, việc sắp xếp như thế có hợp lí không.

a. Đoạn trích nêu hai đặc tính của Hải Âu. Mỗi đoạn trình bày một đặc tính. Như vậy, đoạn trích trình bày theo kiểu liệt kê.

b. Đây là đoạn trích nhằm miêu tả loài vật, các ý được sắp xếp từ chung đến riêng : tả cả đàn bò trong khung cảnh cỏ non mơn mởn rồi lần lượt tả từng con một.

6. Trong lòng mẹ là đoạn trích từ hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng. SGK đã có phần Chú thích và dẫn toàn bộ đoạn trích. Làm bài tập này, em cần tham khảo chú thích (★) trang 18 và các kiến thức đã được học ở phần Đọc – hiểu văn bẩn trang 20, SGK.

Sau đây là nội dung và trình tự sắp xếp các đoạn văn để em tham khảo:

– Giới thiệu thân thế của nhà văn Nguyên Hồng.Giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu của nhà văn.

– Giới thiệu khái quát tập hồi kí Những ngày thơ ấu, vị toi và nội dung cơ bản của đoạn trích.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận