Bài viết tham khảo – Văn miêu tả – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 6

Đang tải...

BÀI VIẾT THAM KHẢO

VĂN MIÊU TẢ

BUỔI SÁNG CHỢ Ô CẦU DỀN

Ô Cầu Dền tuy không phải là một cái chợ nhưng người ta vẫn quen gọi là chợ Ô. Đáng lẽ phải gọi là “cửa ô bán thực phẩm” thì đúng hơn, vì ở đây chỉ bán món ăn tươi thôi. Ấy thế mà toàn thể dân ô thứ tám của thành phố sáng sáng đều xuống mua cái ăn, vì vừa gần, vừa rẻ hơn chợ Hôm nhiều.

Lúc này đã quá ba giờ sáng. Ô cầu Dền bày ra một cảnh tượng náo nhiệt và ầm ĩ lạ lùng. Tiếng lợn bị chọc tiết kêu eng éc vang động cả một góc tròi. Ngay trước bóp cảnh sát ở đầu ô, có lẽ vì quá chán nản vói cái thành phố thái bình, không xảy ra một chuyện trộm cướp gì cả, người đội sếp(3) ngủ gà ngủ gật trên cái ghế con. Thấy tiếng kêu xé phổi của hành trăm con lợn đang giẫy giụa, hấp hối, hắn bàng hoàng tỉnh ngủ. Theo lệ thường, hắn đứng phắt dậy, cắp cái “dùi khui” vào nách, đi vội vàng về phía đầu ô, lắng tai nghe ngóng và ghé mắt nom dòm.

Cũng giống như mọi buổi sáng tinh mơ khác, khi những giọt sương khuya hãy còn rả rích lăn trên tàu lá, rồi lại từ tàu lá rơi đánh bộp xuống đường ẩm ướt, thì ở đây cả cái cửa ô tối tăm và chật hẹp này, lòng yêu cuộc sống, mong sống, ham sống, bắt đầu lôi kéo bao nhiêu kiếp người vào một cuộc sinh hoạt gay go, tàn nhẫn và nhọc nhằn.

Lúc này ở ngoài phố, trước mái hiên mỗi nhà hàng thịt đã treo lủng lẳng một ngọn đèn dầu vuông lồng kính bốn mặt. Dưới cái ánh sáng vàng yếu ấy, các bà hàng thịt đã đứng sẵn sàng phía sau những quầy hàng. Đó là những bàn đóng sơ sài, bọc kẽm thì sáng loáng những mỡ, để trần thì lỗ chỗ vết dao và cáu đầy mùn thót. Các bà đón những phiến thịt còn dòng dòng máu chảy từ trong nhà chuyển ra. Rồi rất gọn gàng và thứ tự, các bà bày ra quầy, thủ một khu, nọng một khu, chân giò một khu khác nữa. Như thế các bà cho rằng khách hàng dễ mua hơn vì tiện so sánh. Đoạn các bà xắn cao tay áo, kéo ra một miếng vải lớn, buộc vào ngang lưng để tránh cho thịt giây vào quần áo và nhân thể làm khăn lau tay. Có bà đã rút ra cái liếc bằng sắt dài và con dao phay bầu rồi liếc lia lịa khiến cho người nhìn thấy phải rùng mình. Có bà ngồi đếm tiền, xâu thành từng chuỗi xu, xếp thành từng cọc hào, để lát nữa vừa tiện trả khách hàng vừa khỏi lầm lẫn.

Phố xá mỗi lúc một huyên náo hơn. Những người hàng rau đã kĩu kịt gánh từ mé xuôi ngược lên. Rồi những hàng gà vịt vói đôi bu khổng lồ, những hàng chuối với đôi giành thưa, to lớn, miệng rộng bằng cái nia. Trời còn lâu mới sáng hẳn. Nhưng bọn người cần lao đã tề tựu đủ mặt cả rồi. Dầu chưa có khách mua nhưng họ phải đến sớm để bày biện và chiếm lấy một chỗ dọn hàng.

Những khách hàng đầu tiên đến mở hàng phiên chợ Ô này toàn là những người bán cháo lòng tiết canh và giò chả. Hàng cháo lòng thì cần đến một thùng tiết, vài cỗ lòng, dăm ba cái khấu đuôi. Hàng giò chả cần mua dăm bảy cân thịt dọi, thịt mông, thịt thăn, nhiều ít tuỳ theo số hàng bán. Vì cái lẽ phải lấy thịt ngay khi còn tươi, tiết chưa kịp đông.

(Theo Nguyễn Đình Lạp, Ngoại ô)

Gợi dẫn:

Đoạn văn tả một cảnh buổi sớm ở một chợ ngoại ô hồi đầu những năm bốn mươi của thế kỉ trước. Đây có thể coi là một bài văn tả cảnh sinh hoạt (cảnh hoạt động của con người là chủ yếu). Tác giả tả theo trình tự thời gian, từ lúc hơn ba giờ sáng, khi bắt đầu có sự hoạt động của các lò mổ làm náo động xóm phố cho đến khi hàng thịt được bày ra và cảnh mua bán bắt đầu, mặc dù trời chưa sáng hẳn. Qua cảnh chợ, ta thấy cuộc sống giản dị, náo nhiệt và đáng yêu của những người cần lao (bình dân) thời đó.

HOA GẠO ĐỎ SAN CHA CHẢI

Khi những người u Ní ở vùng biên sau mấy tháng trời đông giá, ngồi trong nhà đánh cuốc, sửa dao, đan lát bước ra khỏi căn nhà đất đầy kín như cái kén, đặt vai vào cổ trâu, đi những đường cày đầu tiên, hoặc rủ nhau đi bán công khắp các nơi trong vùng thượng huyện Bát Xát thì hoa gạo bắt đầu nở.

Khắp đất nước, có lẽ không ở đâu hoa có cung màu đẹp tuyệt như ở đây. Ở đây, tròi xanh trong văn vắt, thanh lọc đến kì hết vẩn bụi và mắt người nhìn được vào tận cõi vô cùng. Ở đây, sau một mùa đông giá lạnh, xo ro, cây bung nở hết mình cái sức tích tụ bao tháng ngày.

Suốt một rẻo biên giới, trên những nương lúa đã bỏ hoá, hoa gạo rừng rực cháy đỏ một vệt dài tít tắp. Trong cái ngẫu hứng tài tình của tự nhiên ấy, ta cứ nghĩ tới một sự sắp xếp cố tình của con người, ối chao, thì ra thiên nhiên cũng muốn tham gia vào đời sống con người. Biên giới không chỉ hoạch định bằng cột mốc. Mà còn bằng cây cỏ. Và như vậy, những hạt gạo, đuôi xòe lông tơ từ một miền nảo miền nào theo gió tán tới đây, giống như một hiện tượng chim đậu đất lành, lại như là có ý thức hẳn hoi trong việc xác định ranh giới quốc gia.

Đất vắng, rộng, thật là thung thổ họp với loài gạo. Gạo ưa hạn, chịu sáng, quen chịu đụng mọi khắc nghiệt. Cho đến bây giờ thì gạo đã thật sự có những hàng đại thụ, thân hai ba người ôm, mùa xuân này, nghềnh ngàng các nhánh ngang vùng vẫy, đốt đuốc trên bầu tròi. Chẳng có thứ cây nào mà lại hào phóng sắc đỏ đến thế. Và hoa thì vừa to vừa lực lưỡng đến thế. Kì lạ, bông nào bông ấy bằng cái cốc vại một. Mỗi bông đậu trên cành trông không khác một đốm lửa, phấp phới vẫy gọi những đàn sáo từ xa đến thưởng ngoạn cái đẹp của chính mình. Bọn sáo vô tư, líu lo, nhảy nhót, đôi lúc vô ý đánh gẫy một bông hoa. Nhung, hoa chỉ giật mình trong chốc lát, trên đường rơi nó đã kịp thòi giữ thế cân bằng quay tít như cái chong chóng năm cánh hoa dầy.

Nghe các cụ già kể: từ thời lập quốc, cây gạo bắt đầu mọc rồi.

Buổi cuối cùng của cuộc vui xuân năm nay, lí trưởng cho gõ mõ họp dân làng để báo một cái tin hệ trọng: Đức vua sắp vào thăm bản. Bởi vậy, làng phải cắt cử người sửa đường, sửa cầu, và ra huyện khiêng kiệu rước Đức Kim thượng về.

– Vua là thế nào, ông Lừ?

– Là người to nhất nước Nam mình.

– Tôi cứ nghĩ, ta chỉ có một ông vua là Tráng Vân Đa.

– Ông Đa là vua cái nước nhỏ San Cha Chải ta thôi.

– Còn nước Nam ta?

– Ôi! Tôi đi ra huyện mất hai ngày đường. Người Kinh từ dưới xuôi lên mua gỗ đi từ kinh đô lên bằng tàu thuyền, bằng xe ngựa tới huyện,này mất hơn nửa tháng. Như vậy, tính từ hàng cây gạo trên núi…

– Sao lại là hàng cây gạo?

– À, ở chỗ bắt đầu là nước ta, ông giời gieo xuống một thứ cây ra hoa đỏ để đánh dấu, để ta dễ nhớ. Từ đó ra đến biển… rồi ra nữa… Rộng vô kể, ta đi ngày qua ngày, tuần qua tuần…

Mọi người cùng ngẩn ra. Cái câu nói của người đàn ông đã ra tới huyện vẽ một khoảng rộng mênh mông, chẳng biết đo bằng gì, chỉ hình dung ra bằng những ngày những tuần đi dằng dặc từ đầu này là mầu đỏ hoa gạo đến thăm thẳm xa xăm là sóng biển trùng trụng. Một đất nước như thế là rộng, là đẹp. Và San Cha Chải đúng là có cây gạo mọc, nên nó đúng là đất của vua. Vậy nên vua xa giá tới viếng thăm là phải rồi.

(Theo Ma Văn Kháng, Hoa gạo đỏ)

Gợi dẫn:

Đoạn trên trích từ truyện ngắn Hoa gạo đỏ của nhà văn Ma Văn Kháng. Từ đầu đến “hoa nở năm cánh dày” có cấu tạo như một bài văn tả cảnh thiên nhiên. Người biên soạn lược trích phần tiếp theo của truyện để thấy hình ảnh cây gạo được gắn với hình ảnh đất nước trong tâm thức giản dị cửa người dân u Ní (một dân tộc ở vùng biên giói phía Bắc): “đầu này là màu đỏ hoa gạo đến thăm thẳm xa xăm là sóng biển trùng trùng”.

MÙA GẶT

Kiều Sơn bắt đầu những ngày gặt đại trà.

Trận mưa tháng chín đã qua. Gió hanh bắt đầu nổi. Mỗi buổi sáng sớm, lúc bên kia sông Kiều vang rộn lên tiếng kêu, tiếng đập cánh của đàn chim le le và đủ thứ chim chóc, và một bầu sương muối dày đặc vẫn còn rơi làm mờ đục cánh rừng sú thì bên này sông, hàng chục chiếc đò gỗ hẹp, hình con thoi chở từng đống lúa mới gặt đã lướt thành hàng dọc trên quãng kênh thuỷ nông về bến sân họp tác xã. cả thuyền và lúa, cùng vạt sân xếp lúa đều ướt đẫm.

Trong làng, những tay hái gặt nhanh, những tay đập lúa nổi tiếng đã đi vãn. Người vẫn cứ ùn ùn ra đi: thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến. Đàn bà bây giờ bó lúa, xóc lúa thay cho đàn ông. Từ hôm bắt đầu gặt đại trà, mỗi người khoẻ mạnh trong làng xé ra làm hai, làm ba để làm hết việc ngoài đồng. Gà gáy lần thứ nhất, trong các bếp đã đỏ lửa. Và miếng cơm vào miệng, bước chân xuống ruộng mà con mắt còn cay. Lúc nắng hanh buổi sớm bắt đầu le lói, có đám lúa đã gặt gần xong. Cuối ruộng còn đang gặt, một hàng nón dàn hàng ngang tiến về vạt lúa chính sát bờ, tiếng hái xén thân cây lúa rào rào.

Trong lúc đó, ở đầu ruộng vừa gặt xong, hai, ba người đã đánh trâu xuống cày vỡ. Những luống đất cũng vội vã trở mình chờ nắng ải, tháo nước để kịp làm vụ chiêm.

(Theo Nguyễn Minh Châu, Cứa sông)

Gợi dẫn:

Trích đoạn tả cảnh vào mùa gặt vụ mùa (đầu mùa đông) ở một làng quê thời chiến tranh chống Mĩ. Mặc dù thanh niên và hầu hết đàn ông đã ra chiến trường nhưng cảnh mùa gặt vẫn sôi động. Đàn bà làm thay việc đàn ông, mỗi người làm việc bằng hai, cuộc sống thật là nhộn nhịp, tươi vui. Tác giả tả hoạt động của con người là chính (tả cảnh sinh hoạt) đồng thời vẫn điểm xuyết cảnh thiên nhiên, làm cho bức tranh làng quê mùa gặt chân thực và sinh động.

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận