Luyên tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội – Bài tập ngữ văn cao lớp 11 nâng cao

Đang tải...

Bài văn nghị luận xã hội

I − BÀI TẬP 

     1.Đọc đề văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

       Anh (chị) hiểu thế nào về câu ngạn ngữ Anh : “Tri thức làm ta khiêm tốn, ngu dốt làm ta kiêu ngạo”.

       − Vấn đề trọng tâm cần trình bày trong đề văn trên là gì ?

       − Đề văn cần được triển khai theo các thao tác và phương thức biểu đạt nào là chủ yếu ?

       − Phạm vi tư liệu cần huy động để triển khai đề văn trên ?

Đặt câu hỏi để tìm các ý chính của đề văn.

     2. Cho đề văn sau :

      Suy nghĩ của anh (chị) khi nhìn những em nhỏ ngày ngày lang thang trên đường phố.

      Có ba phương án triển khai hệ thống luận điểm của đề văn trên. Anh (chị) hãy lựa chọn một phương án hợp lí nhất và giải thích sự lựa chọn của mình.

       Phương án 1 :

       − Suy nghĩ về cuộc sống bất hạnh của những em nhỏ lang thang trên đường phố;

       − Đi tìm những nguyên nhân của thực trạng đó ;

       − Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục thực tế trên.

       Phương án 2 :

       − Thế nạo là trẻ em đường phố ?

       − Trẻ em đường phố thường gặp những nỗi bất hạnh nào ?

       − Nguyên nhân của những nỗi bất hanh đó ?

       Phương án 3 :

       − Suy nghĩ về cuộc sống của những em nhỏ đường phố ;

       − Suy nghĩ về vai trò của gia đình đối với sự chăm sóc và giáo dục trẻ em ;

       − Suy nghĩ về vai trò của xã hội trước thực trạng trên.

       3. Lập dàn ý cho đề văn dưới đây.

       Suy nghĩ của anh (chị) về’ chữ trí và chữ nhân qua câu chuyện sau :

TRÍ VÀ NHÂN

       Thầy Tử Lộ đến bái kiến đức Khổng Tử. Khổng Tử liền hỏi :

       − Thế nào là người trí, thế nào là người nhân ?

       Tử Lộ thưa  :

       − Người trí là người làm thế nào để cho người ta biết tới mình ; người nhân là người làm thế nào để người ta yêu mình.

          Khổng Tử khen :

       − Người nói như vậy, chứng tỏ là người có học vấn.

        Hôm sau, thầy Tử Cống đến viếng thăm, Khổng Tử cũng hỏi giống như trước. Tử Cống liền thưa :

       − Người trí là người biết người ; người nhân là người yêu người.

        Khổng Tử khen :

       − Người nói như vậy cũng là người có học vấn.

       Hôm sau nữa, thầy Nhan Hồi đến bái kiến, Khổng Tử vẫn dùng câu hỏi cũ. Nhan Hồi liền đáp :

       −Người trí là người tự biết mình ; người nhân là người tự yêu mình.

        Khổng Tử nói :

        Ngươi nói như vậy mới đáng gọi là bậc sĩ quân tử.

                                (Theo Kho tàng cổ học tinh hoa, NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 2003)

II- GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP

        1.Có thể thấy câu ngạn ngữ trên đề cập đến mối quan hệ giữa tầm hiểu biết với tính cách và thái độ ứng xử của một con người.

         Có thể đặt một số câu hỏi để tìm các ý chính của đề văn như sau :

       −  Câu ngạn ngữ đề cập đến vấn đề gì ?

       −  Có thể hiểu như thế nào về các từ ngữ : tri thức / ngu dốt ; khiêm tốn / kiêu ngạo ?

       − Tại sao câu ngạn ngữ lại nêu ra lời đúc kết như vậy ?

       − Có thể rút ra bài học gì cho bản thân từ câu ngạn ngữ nêu trên ?

        2. Các phương án được đưa ra là hệ thống ý hoặc các câu hỏi để tìm ý cho đề văn. Anh (chị) hãy so sánh và xác định hệ thống ý trong mỗi phương án đã bao quát được đầy đủ vấn đề trọng tâm của đề bài chưa, cách trình bày trong phương án nào là hợp lí, có ưu thế gì so với các phương án còn lại,…

       3. Để lập được dàn ý cho đề văn, trước hết cần phân tích đề và tìm ý.

       − Vấn đề trọng tâm của đề bài : những quan niệm về chữ trí và chữ nhân qua câu chuyện.

       − Trong câu chuyện, có ba câu trả lời của ba nhân vật về chữ trí và chữ nhân, nhưng qua lời nhận xét của Khổng Tử thì có thể xếp vào hai cách quan niệm : quan niệm thứ nhất, đặt trí và nhân trong mối quan hệ với những người khác ; quan niệm thứ hai, đặt trí và nhân trong quan hệ với bản thân. Cả hai cách quan niệm đều đúng, nhưng quan niệm nào sâu sắc hơn ? Tại sao ? Lời nhận xét đánh giá của Khổng Tử về mỗi nhân vật cho thấy điều gì ?…

       − Căn cứ vào yêu cầu của mỗi phần mở bài, thân bài, kết bài khi triển khai một bài văn nghị luận để lập dàn ý cho đề văn trên.

Xem thêm Lẽ ghét thương tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận