Bài toán dân số – Sách bài tập Ngữ Văn 8 Tập 1

Đang tải...

Sách bài tập văn tập 1

Bài tập 

1. Bài toán dân số là một bài học mang tính tích hợp “liên môn” khá sinh động. Hãy tìm hiểu và chỉ ra điều đó.

2. Mục đích chính mà tác giả văn bản trên muốn gửi tới bạn đọc là gì ?

A – Ca ngợi trí tuệ của nhà thông thái qua việc kén rể

B – Thông báo khả năng sinh con của phụ nữ một số nước

C – Chỉ ra nguy cơ gia tăng dân sô’ của thế giới quá nhanh

D – Thông báo tỉ lệ tăng dân số của thế giới trong mấy năm gần đây

3. Phương thức biểu đạt được tác giả sử dụng trong văn bản trên là gì ?

A – Tự sự + nghị luận

B – Miêu tả + tự sự

C – Thuyết minh + miêu tả

D – Tự sự + thuyết minh

4. Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cai-rô nhằm mục đích gì ? Trong số các nước kể tên trong bài văn, nước nào thuộc châu Phi và nước nào thuộc châu Á ? Các nước thuộc châu lục nào được nhắc tới nhiều nhất trong bài văn ? Từ đó, có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội ?

5. Hãy nêu ra các lí do chính để trả lời cho câu hỏi : Vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu ?

6. Dựa vào số liệu về sự gia tăng dân số thế giới nêu trong phần Đọc thêm của bài học, hãy tính từ năm 2000 đến năm 2010 số người trên thế giới đã tăng bao nhiêu và gấp khoảng bao nhiêu lần dân số của Việt Nam năm 2010 ?

Gợi ý làm bài

1. Để làm được bài tập này, em cần có những kiến thức và kĩ năng không chỉ về Ngữ văn mà còn nhiều môn học và các lĩnh vực đời sống khác, chẳng hạn về Địa lí, Lịch sử, Toán ; về dân số, kế hoạch hoá gia đình và các chính sách xã hội,…

3. Trong văn bản này, tác giả đã kết hợp hai phương thức biểu đạt chính. Em cần xem lại đặc điểm của các phương thức đã học, sau đó đối chiếu với văn bản để xác định cho đúng.

4. Việc đưa ra khả năng sinh con của phụ nữ một số nước là rất có ý nghĩa. Thứ nhất, để thấy người phụ nữ có thể sinh rất nhiều con (ít như Việt Nam trung bình là 3,7 ; nhiều như Ru-an-đa là 8,1). Và như thế chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ có một đến hai con là rất khó thực hiện. Thứ hai, các con số cho thấy các nước chậm phát triển lại sinh con rất nhiều. Phần lớn các nước được nêu trong văn bản đều ở châu Phi : Ru-an-đa ; Tan-da-ni-a ; Ma-đa-gát-xca. Từ đây có thể thấy, giữa sự gia tăng dân số và sự phát triển đời sống xã hội có mối quan hệ mật thiết. Sự bùng nổ dân số đi kèm với nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế kém phát triển, văn hoá, giáo dục không được nâng cao… Và ngược lại, khi kinh tế, văn hoá, giáo dục càng kém phát triển thì càng không thể khống chế được sự bùng nổ và gia tăng dân số

5. Để trả lời câu hỏi này, cần suy nghĩ một số gợi ý sau :

Dân số phát triển quá nhanh sẽ ảnh hưởng nhiều đến con người ở những phương diện nào (chỗ ở, lương thực, môi trường, việc làm, giáo dục,… và kết quả là dẫn đến đói nghèo, bệnh tật, lạc hậu,…) ? Nhất là đối với các nước còn nghèo nàn, lạc hậu. Vì nghèo nàn, lạc hậu hạn chế sự phát triển giáo dục. Giáo dục không phát triển lại tạo nên nghèo nàn, lạc hậu.

6. Bài tập này đòi hỏi học sinh phải tìm hiểu thêm về dân số Việt Nam trong thời điểm năm 2010 là bao nhiêu. Sau đó làm các phép toán : Đem số dân vào thời điểm 2010 do đồng hồ dân số thế giới cung cấp trừ đi số dân của thế giới năm 2000. Lấy hiệu số của phép trừ trên chia cho số dân của Việt Nam, ta có câu trả lời : Từ năm 2000 đến năm 2010, số người trên thế giới đã tăng bao nhiêu và gấp khoảng bao nhiêu lần dân số của Việt Nam năm 2010.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận