Bài Tập Tiếng Việt Nâng Cao Lớp 5 Tuần 18 Hay Nhất

Đang tải...

Bài tập Tiếng Việt nâng cao lớp 5 tuần 18 là tài liệu tham khảo hay giúp các em học sinh lớp 5 ôn tập và củng cố kiến thức, luyện thi học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng Việt, bao gồm đầy đủ các kiến thức về từ loại, câu khiến, từ đồng nghĩa, nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ, chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu,… Trong bài viết này, xin giới thiệu Bài tập tiếng Việt nâng cao lớp 5 tuần 18 với trọn bộ 5 bài tập dưới đây. Bạn có thể tải bản PDF ở cuối trang. Chúc bạn ôn tập tiếng Việt hiệu quả!

BÀI TẬP TIẾNG VIỆT NÂNG CAO LỚP 5

TUẦN 18

Bài 1:  Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau đây:

a.     Từ “kén” trong câu: “Tính cô ấy kén lắm.” thuộc từ loại nào?

 

A. Động từ

B.

Tính từ

C.

Danh từ

D.

Đại từ

b.     Câu: “Ồ, bạn Lan thông minh quá!” bộc lộ cảm xúc gì?

 

A. thán phục                               

B.

ngạc nhiên

 

C. đau xót

D.

vui mừng                                                 

 

c.      Câu nào là câu khiến?

 

A. Mẹ về đi, mẹ !

B.

A, mẹ về!

C.

Mẹ về rồi.

D.

Mẹ đã về chưa?

 

d.     Tiếng “trung” trong từ nào dưới đây có nghĩa là ở giữa ?

 

A.trung kiên

B.

trung hiếu

C.

trung nghĩa

D.

trung thu

 

e.      Từ “đánh” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc ?

 

A. Các bạn không nên đánh nhau.

 

B. Bác nông dân đánh trâu ra đồng.                          

 

C. Sáng nào, bố cũng đánh thức em dậy tập thể dục.              

 

f.       Nhóm từ nào dưới đây không phải là từ ghép ?

 

A. máu mủ, mềm mỏng, máy may, mơ mộng.

B.

lạnh lẽo, chầm chậm, thung lũng, vùng vẫy.

 

C. bập bùng, thoang thoảng, lập lòe, lung linh.

D.

mây mưa, râm ran, lanh lảnh, chầm chậm.

 

Bài 2

a) Tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ “cố ý” ?

b) Chọn các từ sau để xếp thành các nhóm từ đồng nghĩa:

chằm bặp, lung lay, vỗ về, ỉ eo, chứa chan, thiết tha, ngập tràn, ca thán, lấp lánh, lạnh lung, ê a, lấp loá, đầy ắp, dỗ dành, da diết, nồng nàn, long lánh.

Bài 3:

a) Các từ được gạch dưới trong đoạn văn sau thuộc từ loại gì?

          (danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ)

Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trưởng thành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua khắp phố phường, thì tôi vẫn cứ nhớ mãi những kỉ niệm thời ấu thơ. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, lòng tôi cứ bùi ngùi thương nhớ

b) Chia các từ sau thành ba nhóm: danh từ, động từ, tính từ

biết ơn, ý nghĩa, vật chất, giải lao, lòng biết ơn, hỏi, điều, trao tặng, câu hỏi, ngây ngô, sự trao tặng, nhỏ nhoi, chắc, sống động.

Bài 4:

a) Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu sau:

Tối hôm ấy, vừa ăn cơm xong, một thanh niên to, cao, khoác trên mình chiếc áo choàng đen bước vội đến địa điểm đã hẹn.

b) Mỗi dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì?

Trưa, ăn cơm xong, tôi đội chiếc mũ vải, hăm hở bước ra khỏi nhà.

Bài 5: Hãy giải câu đố sau và xét từ quả được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ?

Quả gì không mọc từ cây

Lại cho cây mọc đó đây ngàn trùng

Không thơm nhưng biết quay vòng

Không ăn nhưng khắp bốn phương sống nhờ?

                                     (Là quả gì ?)

>> Tải bản PDF đầy đủ và miễn phí tại đây.

>> Xem thêm: Bài Tập Tiếng Việt Nâng Cao Lớp 5 Tuần 17 Hay Nhất

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận