Bài Tập Tiếng Việt Nâng Cao Dành Cho Học Sinh Lớp 3

Đang tải...

Bộ tài liệu bài tập Tiếng Việt nâng cao lớp 3 dành cho các bạn học sinh khá giỏi nhằm giúp các bạn ôn luyện hiệu quả môn Tiếng Việt lớp 3. Bộ tài liệu cũng cung cấp các bài tập cảm thụ văn học chi tiết và hấp dẫn.

BÀI TẬP TIẾNG VIỆT NÂNG CAO LỚP 3

Đề 1

Câu 1: Khoanh tròn trước các chữ cái các từ ngữ thuộc các nhóm sau:

A. Từ chỉ các hoạt động của con người giúp đỡ nhau                  B. Từ chỉ các cảm xúc của con người với con người
a. quan tâm                 d. trẻ em                                                              a. thương yêu                  d. căm ghét
b. trong nom               g. thăm hỏi                                                          b. ông bà                         g. tự hào
c. xanh tươi                  e. đùm bọc                                                          c. kính trọng                    e. làm việc

Câu 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ (…) để hoàn chỉnh các thành ngữ, ca dao dưới đây:

a. Nhường cơm……….. b. Bán anh em xa…………

c. Công cha như ………… d. Nghĩa mẹ như ………..

Câu 3: Gạch chân những từ nói về các hoạt động bảo vệ Tổ quốc: bảo vệ, gìn giữ, xây dựng, đấu tranh, kháng chiến, kiến thiết, tôn tạo.

Câu 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân trong mỗi câu sau:

a. Đội đồng diễn thể dục đang tích cực tập luyện để chuẩn bị trình diễn ở Hội khỏe Phù Đổng

b. Các bạn học sinh trong cùng một lớp thường xuyên giúp nhau trong học tập

Câu 5: Gạch một gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai, hai gạch dưới bộ phân câu trả lời câu hỏi Thế nào trong các câu sau:

a. Những làn gió từ sông thổi vào mát rượi.

b. Mặt trời lúc hoàng hôn đỏ rực như khối cầu lửa khổng lồ.

Câu 6: Ca dao có câu:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen.

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

Chỉ ra hình ảnh so sánh trong hai câu ca dao trên? Nêu cảm nhận của em về cách so sánh đó? (hình ảnh so sánh đó có ý nghĩa gì?)

Câu 7: Tập làm văn:

Em đã được xem nhiều buổi biểu diễn văn nghệ. Hãy kể lại buổi biểu diễn văn nghệ để lại cho em nhiều ấn tượng nhất.

Đề 2

Câu 1 – (2đ) Ghép 4 tiếng sau thành 8 từ ghép thích hợp: xanh, tươi, tốt, thắm (ví dụ: xanh tươi)

Câu 2 – (3đ) Tìm 2 từ gần nghĩa, cùng nghĩa, trái nghĩa với từ: chăm chỉ

Câu 3 – (3đ) Gạch chân (chú ý ghi rõ) dưới những danh từ, động từ, tính từ trong hai câu thơ của Bác Hồ:

“Cảnh rừng Việt bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày.”

Câu 4 – (2đ) Trong bài bóc lịch (Tiếng Việt 2, tập 2) nhà thư Bế Kiến Quốc có viết:

“Ngày hôm qua ở lại
Trong vở hồng của con
Con học hành chăm chỉ
Là ngày qua vẫn còn…”

Nhà thơ muốn nói với em điều gì qua đoạn thơ trên?

Câu 5 – Tập làm văn (10đ)

Em đã từng được bạn bè hoặc người thân tặng (cho) một đồ vật hay con vật. Hãy tả lại đồ vật hay con vật đó và nêu cảm nghĩ của em.

Cảm thụ văn học

1. Nghĩ về người bà yêu quý của mình, nhà thơ Nguyễn Thuỵ Kha đã viết:

Tóc bà trắng tựa mây bông
Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy.

Hãy cho biết: phép so sánh được sử dụng trong hai dòng thơ trên giúp em thấy được hình ảnh người bà như thế nào?

Bài làm:

Qua hai câu thơ trên cho em thấy được mái tóc trắng của bà được so sánh với hình ảnh đám “Mây bông” trên trời cho thấy: Bà có vẻ đẹp hiền từ, cao quý và đáng kính trọng…. Chuyện của bà kể cho cháu nghe được so sánh với hình ảnh cái giếng thân thuộc ở làng quê Việt Nam cứ cạn xong lại đầy ý muốn nói “Kho” chuyện của bà rất nhiều, không bao giờ hết, đó là những câu chuyện dành kể cho cháu nghe với tình yêu thương đẹp đẽ…

2. Trong bài Ông và Cháu, nhà thơ Phạm Cúc có viết: Ông vật thi với cháu

Keo này ông cũng thua
Cháu vỗ tay hoan hô:
“Ông thua cháu, ông nhỉ!”
Bế cháu ông thủ thỉ:
Cháu khoẻ hơn ông nhiều!
Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng”.

Theo em, bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh (khổ thơ hai) người ông muốn nói với cháu những điều gì sâu sắc?

Bài làm:

Bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh (khổ thơ 2) người ông muốn nói với cháu những điều sâu sắc rằng “Cháu khoẻ hơn ông nhiều !” Ông muốn nói tới tương lai của cháu thật rạng rỡ. Cháu là người sẽ lớn lên và khoẻ hơn ông rất nhiều, đó cũng là điều ông mong mỏi và hi vọng ở cháu.

Hình ảnh “Ông là buổi trời chiều”cho thấy vì ông đã nhiều tuổi, cuộc sống không còn dài nữa, giống như buổi trời chiều đang báo hiệu một ngày sắp hết. Ngược lại hình ảnh „Cháu là ngày rạng sáng‟ cho thấy vì cháu còn ít tuổi, đang lớn lên, cuộc sống còn đang ở phía trước, giống như trời rạng sáng báo hiệu một ngày mới đang bắt đầu.

3. Qua bài hơ Bóng mây nhà thơ Thanh Hào có viết:

Bóng mây
Hôm nay trời nắng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
Ước gì em hoá đám mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.

Đọc bài thơ trên em thấy được những nét gì đẹp về tình cảm của người con đối với người mẹ?

Bài làm

Qua bài thơ ta thấy hình ảnh người mẹ hiện lên thật là đẹp đẽ, đó là hình ảnh của một người lao động cần cù chịu khó.

Hai câu đầu bài hơ cho ta thấy hình ảnh người mẹ đi cấy trong một hoàn cảnh mà thời tiết rất khắc nhiệt „Trời nắng như nung – Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày‟. Chính vì có một tình cảm yêu thương mẹ sâu sắc nên người con mới “Ước gì em hoá đám mây – em che cho mẹ suốt ngày bóng râm”. Ước muốn đó cho em thấy người con đã nghĩ về người mẹ của mình đang cấy mà phải phơi lưng trên cánh đồng nắng nôi vất vả đó. Qua đó, em thấy được tình cảm đẹp đẽ và sâu sắc của người con đối với mẹ.

4. Ca ngợi tình thương của con người, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký viết bài thơ Em thương như sau:

Em thương làn gió mồ côi

Không tìm thấy bạn, vào ngồi trong cây

Em thương sợi nắng đông gầy

Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng.

Hình ảnh làn gió mồ côi và sợi nắng đông gầy gợi cho em nghĩ đến những con người như thế nào? Qua đó, em cảm nhận được điều gì?

Bài làm:

Qua bài thơ trên ta thấy tác giả đã dùng hình ảnh nhân hoá “Ngọn gió mà cũng mồ côi!”

Nhưng ở đây tác giả đâu chỉ nói về ngọn gió. Mà còn muốn nói về cả con người nữa. Nếu ngọn gió mồ côi, không tìm hấy bạn, vào ngồi trong cây thì cũng giống như em bé mồ côi kia sống lang thang một mình đang buồn bã ngồi ở một xó nhà vắng vẻ nào đó… Còn sợi nắng đông gầy ngã giữa vườn cây cải ngồng cũng giống như một em bé (Thậm chí một cụ già…) ốm yếu, ngã giữa một vườn hoa vắng người…

Bài thơ chỉ có bốn câu mà để lại một nỗi buồn thương sâu xa.ở đời cũng phải buồn thương. Người mà không biết buồn thương, thông cảm với những đau khổ của người khác, và của chính mình thì còn đâu là người.

5. Kết thúc bài Mẹ vắng nhà ngày bão, nhà thơ Đặng Hiển viết:

Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại.
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.

Theo em, hình ảnh nào đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ trên? Vì sao? Bài làm:

Theo em, hình ảnh “Mẹ về như nắng mới. Sáng ấm cả gian nhà” đã làm nên vẻ đẹp của đoạn thơ đã nêu. Đó chính là hình ảnh gây ấn tượng đẹp trong lòng người đọc và nêu bật ý nghĩa của cả bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão”. Người mẹ trở về nhà khi cơn bão đã qua được so sánh với hình ảnh “Nắng mới” hiện ra khi bầu trời xanh trở lại sau cơn bão. Sự so sánh đó giúp ta hiểu được một điều sâu sắc là: Mẹ cần thiết cho cả gia đình chẳng khác nào ánh nắng cần thiết cho sự sống!

Chính vì vậy, khi người mẹ trở về, cả gian nhà trở nên “Sáng ấm” bởi vì tình yêu thương đẹp đẽ của người mẹ. Vai trò của người mẹ trong gia đình thật quan trọng và đáng quý biết bao nhiêu

6. Ước mơ của bạn nhỏ trong bài thơ thật giản dị và đáng yêu:

Ước gì em hóa đám mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.

Đó là ước mơ không phải cho bạn mà dành cho mẹ. Bởi vì người mẹ của bạn phải làm lụng vất vả dưới trời nắng như nung: “Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày”. Bạn ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công việc: “hóa” thành “đám mây” để che cho mẹ “suốt ngày bóng râm”, giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. Ước mơ của bạn nhỏ chứa đựng tình yêu thương mẹ vừa sâu sắc vừa cụ thể và thiết thực nên nó thật đẹp đẽ và đáng trân trọng.

7. Bằng cách sử dụng hình ảnh so sánh (khổ thơ 2), người ông muốn nói với cháu những điều sâu sắc:

– Cháu khỏe hơn ông nhiều! (Ông muốn nói tới tương lai của cháu thật rạng rỡ: cháu là người sẽ lớn lên và khỏe hơn ông rất nhiều, đó cũng là điều ông mong mỏi và hi vọng).

– Ông là buổi trời chiều (Vì ông đã nhiều tuổi, cuộc sống không còn dài nữa, giống như “buổi trời chiều” đang báo hiệu một ngày sắp hết.)

– Cháu là ngày rạng sáng (Vì cháu còn ít tuổi, đang lớn lên, cuộc sống còn đang ở phía trước, giống như “trời rạng sáng” báo hiệu một ngày mới bắt đầu).

8.

– 2 dòng đầu: Người nông dân đang cày đồng vào buổi ban trưa. Hình ảnh so sánh “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” (mồ hôi đổ ra, rơi nhiều như mưa trên ruộng cày) ý nói: Công việc của người cày ruộng, làm đồng áng vô cùng vất vả, khó khăn;

– 2 dòng cuối: “Ai ơi…” Người nông dân muốn nhắn gửi: Hỡi người bưng bát cơm đầy trước khi ăn hãy nhớ: mỗi hạt gạo dẻo hơn đã chứa đựng muôn phần đắng cay, vất vả của người lao động làm ra nó.

Cách diễn tả hình ảnh có sự đối lập ở câu cuối của bài ca dao “Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” đã nhấn mạnh dược sự vất vả, khó nhọc, nhiều khi còn cả đắng cay, buồn tủi của người lao động chân tay cày đồng, làm ruộng, sản xuất ra lúa gạo để nuôi sống con người, góp phần làm cho con người trở nên sung sướng và hạnh phúc.

9. Những hình ảnh so sánh:

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Cho thấy: Người mẹ rất thương con, mẹ có thể thức thâu đêm suốt sáng để canh cho con ngủ ngon giấc; hơn cả những ngôi sao “thức” (soi sáng) trong đem, bởi vì khi trời sáng thì sao cũng không thể “thức” được nữa.

Hình ảnh so sánh:

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Cho thấy: Mẹ còn đem đến ngọn gió mát trong đêm hè, giúp cho con ngủ say (giấc tròn); có thể nói: mẹ là người luôn đêm đến cho con những điều tốt đẹp trong suốt cả cuộc đời – ngọn gió của con suốt đời.

>> Tải tài liệu bài tập Tiếng Việt nâng cao đầy đủ tại đây.

>> Xem thêm: Bài Tập Tiếng Việt Lớp 3 Nâng Cao Hay Nhất

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận