Bài tập thực hành Tiếng Việt 5 – Tuần 30

Đang tải...

Bài tập thực hành Tiếng Việt 5 – Tuần 30

 

CHÍNH TẢ : Luyện tập viết hoa

1. Gạch dưới các cụm từ chỉ các huân chương, danh hiệu chưa viết hoa đúng theo quy định chính tả trong hai đoạn văn sau :

          – Ngày 27 tháng 7 năm 2009, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã trao tặng huân chương lao động hạng nhất cho tập thể Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng, huân chương lao động hạng nhì cho Đại học Đà Nẵng.

          – Ngày 28 tháng 4 năm 2000, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã trao tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Tiểu đội 11 cô gái sông Hương.

2. Viết lại cho đúng quy định chính tả tên các huân chương, danh hiệu nêu ở bài tập 1:

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU (1) : Mở rộng vốn từ Nam và nữ

1. Viết từ ngữ chỉ những phẩm chất riêng của nam và nữ :

a) Phẩm chất của nam

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

b) Phẩm chất của nữ

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

2. Viết một số câu tục ngữ, ca dao thể hiện sự so sánh nam và nữ:

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

3*. Câu sau đây thể hiện cách đánh giá như thế nào về nam và nữ của người xưa ?

Đàn ông nông nổi giếng thơi 

Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu.

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

 

TẬP LÀM VĂN (1) : Ôn tập về tả con vật

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:

CON MÈO HUNG

          “Meo, meo”. Đấy, chú bạn mới của tôi lại đến chơi với tôi đấy.

          Chú có bộ lông mới đẹp làm sao ! Màu lông hung hung có sắc vằn đo đỏ, rất đúng với tên mà tôi đặt cho chú. Mèo Hung có cái đầu hơi tròn, hai tai dong dỏng dựng đứng rất thính nhạy. Đôi mắt chú hiền lành nhưng ban đêm thì xanh lè, giúp chú có thể nhìn rõ mọi vật. Bộ ria mép vểnh lên nom rất oai phong. Bốn chân thon thà bước đi như lướt trên mặt đất. Cái đuôi dài thướt tha, duyên dáng trông thật đáng yêu.

          Một hôm, tôi thấy Hung rón rén bước từng bước nhẹ nhàng đến bên bồ thóc ngồi rình. A ! Chú mèo này khôn thật. Chả là ngày thường, chuột hay vào bồ ăn vụng thóc nên mèo rình ở đây. Bỗng nhiên chú chụm bốn chân lại, dặt dặt cái đuôi lấy đà rồi “phốc” một cái. Thế là một con chuột đã nằm gọn ngay trong vuốt của mèo. Thật đáng đời cái giống ăn vụng.

          Mèo Hung chăm rửa mặt. Những lúc ăn xong hay cả lúc rỗi rãi, chú ngồi liếm vào hai bàn chân rồi xoa lên khắp mặt. Thấy vậy, Bé Huệ lại hát “meo meo rửa mặt như mèo” để trêu chú Hung.

          Con mèo của tôi là thế đấy. Từ khi nhà nuôi mèo, bóng dáng những con chuột đáng ghét cứ thưa dần.

Theo Hoàng Đức Hải

1. Gạch dưới các câu văn ở hai phần mở bài và kết bài, sau đó điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh nhận xét:

a) Phần mở bài được viết theo kiểu …………………………….

b) Phần kết bài được viết theo kiểu …………………………….

2. Ghi lại những từ ngữ tả hình dáng của mèo Hung (đoạn “Chú có bộ lông trông thật đáng yêu”):

– Bộ lông : ……………………………………………………………………………………………………. 

– Cái đầu : ………………………………………………. Hai tai : ……………………………………….

– Đôi mắt: ……………………………………………………………………………………………………..

– Bộ ria mép : ………………………………………………………………………………………………..

– Bốn chân :          …………………………………………………………………………………………………..

– Cái đuôi: …………………………………………………………………………………………………….

3. Ghi lại những từ ngữ tả hoạt động của mèo Hung (đoạn “Một hôm … trêu chú mèo Hung”) :

– Rình bát chuột: …………………………………………………………………………………………… 

– Rửa mặt: …………………………………………………………………………………………………….

4*. Viết đoạn mở bài hoặc kết bài cho bài văn miêu tả con mèo theo cách của em :

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU (2) : Ôn tập về dấu câu

(Dấu phẩy)

1. Đặt dấu phẩy vào những chỗ cần thiết. (Chép lại những câu đó)

          Ngày ngày, trên khoảng trời trong bên trên những cây gạo và bãi cỏ non có một chiếc diều bay lơ lửng tít trên cao. Tiếng sáo diều vi vu lâng lâng trong gió. Bé Hiền nghe sáo diều thấy lòng mình trong sáng hơn trí minh mẫn hơn. Bé biết mẹ ở thôn nhỏ kia trong túp lều làm nhờ trên mảnh vườn chùa đang ngắm diều và mong cậu chăm học học giỏi. Bé học càng chăm đám trẻ trâu cũng lây tính siêng năng ấy. Chúng cùng học với bé Hiền cùng vui chơi với bé Hiền. Năm Thiên Ứng Chính Bình thứ mười sáu (1247), cậu vào kinh dự khoa thi mùa xuân. Đám trẻ trâu rong diều tiễn bạn lên kinh đua tài.

          Cậu bé Hiền đỗ trạng nguyên khoa ấy.

Theo Hà Ân

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

2*. Chép lại các câu in nghiêng và cho biết tác dụng của các dấu phẩy trong các câu đó :

          Ngoài sân, cây cối bùm tum bên một mảnh đất dài nhưng hẹp. Na, hồng bì, lựu, cam sành, cây hồng quả, cây ổi lớn và cây đào chi chít cành. Tất cả quay vào giữa một cây ngọc lan. Đầu mùa hè, hoa ngọc lan chín trắng muốt, hương ngát ra tận đầu ngõ. Dưới mặt đất mát rời rợi, la liệt các thứ xương rồng, mào gà, tía tô, cỏ tóc tiên. Trong lối đi kín dáo, những cậu cóc xù xì ngồi chầu nhau, ngẫm nghĩ đôi lúc nghiến răng kèn kẹt, ấy trời sắp mưa.

Theo Tô Hoài

M : – Ngoài sân, cây cối bùm tum bên một mảnh đất dài nhưng hẹp : Dấu phẩy tách trạng ngữ với phần còn lại của câu.

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

 

TẬP LÀM VĂN (2): Tả con vật

(Chuẩn bị kiểm tra)

1. Dựa vào gợi ý ở cột trái, hãy lập dàn ý (ở cột phải) cho bài văn miêu tả một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích.

2*. Dựa vào dàn ý đã lập, hãy viết một đoạn văn tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích.

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

 

 
 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận