Bài 8 Pháp Luật Với Sự Phát Triển Của Công Dân – Bài Tập trắc nghiệm Giáo Dục Công Dân 12

Đang tải...

Bài 8 Pháp Luật Với Sự Phát Triển Của Công Dân

 

Câu 1. “Công dân có thế học từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và Sau đại học” là nội dung cua

A. Mọi công dân đều có quyền học bất cứ trường nào mà mình muốn.

B. Mọi công dân đều có quyền học thường xuyên.

C. Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế.

D. Mọi công dân đều có quyền bình đắng về cơ hội học tập.

Câu 2. Mọi công dân có quyền học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành nghề nào và có thể học

A. Mà không phải qua kiếm tra, thi cử.

B. Bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.

C. Bất cứ những gì mình muốn mà không cần điều kiện gì.

D. Ở bất kì trường học nào.

Câu 3. Việc công dân có thế học bất cứ ngành nghề nào phù họp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là nội dung của

A. Quyền được phát triển của eông dân.

B. Quyền sáng tạo của công dân.

C. Quyền tự do của công dân.

D. Quyền học tập của công dân.

Câu 4. Khẳng định nào sau đây đúng với quyền học tập của công dân?

A. Mọi công dân được tự do học bất cứ ngành nghề nào.

B. Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế.

C. Mọi người được đi học ở bất kì trường học nào nếu muốn.

D. Mọi công dân đều được bồi dưỡng, tài năng.

Câu 5. Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào

A. Không phụ thuộc vào bất cứ yêu cầu gì.

B. Không phụ thuộc vào khả năng, sở thích, điều kiện của mình.

C. Phù họp với khả năng, sở thích và điều kiện của mình.

D. Phù hợp với điều kiện bồi dưỡng nhân tài của nhà nước.

Câu 6. “Công dân có quyền học tập ở các loại hình trường lớp khác nhau” là nội dung của:

A. Công dân được học không hạn chế.

B. Công dân được tự do học ở bất cứ nơi nào.

C. Công dân được bình đẳng về cơ hội học tập.

D. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời

Câu 7. Nội dung nào sau đây đúng với quyên học tập của công dân?

A. Công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

B. Công dân được bình đẳng về cơ hội phát triển toàn diện.

C. Công dân được bình đẳng về cơ hội để phát triển tài năng.

D. Công dân được khuyến khích, bồi dưỡng tài năng.

Câu 8. Ý kiến nào sau đây sai khi nói về quyền học tập của công dân?

A. Công dân có quyền học tập không hạn chế.

B. Công dân có quyền học bất cứ ngành, nghề nào.

C. Công dân được vào học bất kì trường, lóp nào mình muốn.

D. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.

Câu 9. Việc công dân có thể học hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung hoặc không tập trung, học ban ngày hay buổi tối, là nội dung của

A. Quyền học tập không hạn chế.

B. Quyền được học bất cứ ngành nghề nào.

C. Quyền được học thường xuyên, học suốt đời.

D. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 10. Ý kiến nào sau đây là đúng với ý nghĩa về quyền học tập của công dân?

A. Thể hiện tiến bộ xã hội.

B. Nhằm thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

C. Tạo cơ hội được phát triển cho nhân dân.

D. Tạo cơ hội cho công dân phát triển mội khả năng.

Câu 11. Pháp luật quy định quyền học tập của công dân là nhằm

A. Giáo dục, bồi dưỡng và phát triển tài năng của công dân.

B. Giáo dục và tuyển chọn nhân tài cho đất nước.

C. Đáp ứng và bảo đảm nhu cầu học tập của mỗi người.

D. Tạo môi trường ổn định cho sự phát triển của công dân.

Câu 12. Quyền sáng tạo của công dân bao gồm

A. Các quyền tác giả, sở hữu công nghiệp, hoạt động khoa học công nghệ.

B. Quyền phát triển cá nhân, quyền tác giả, quyền sở hữu.

C. Quyền tìm hiểu khoa học, quyền sở hữu, khám phá cái mới.

D. Quyền tự do sáng tác, quyền phát triển cá nhân.

Câu 13. Nội dung nào sau đây thuộc quyền sáng tạo của công dân?

A. Công dân được quyền thưởng thức các tác phẩm văn học, nghệ thuật.

B. Công dân được quyền phát triển tài năng của mình.

C. Công dân được quyền sáng tạo các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,

D. Công dân được học tập, tìm hiểu công trình khoa học.

Câu 14. Khẳng định: Công dân có quyền sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học thuộc

A. Khái niệm quyền sáng tạo.                B. ý nghĩa quyền sáng tạo.

C. Biểu hiện quyền sáng tạo.                   D. nội dung quyền sáng tạo.

Câu 15. Ý kiến nào sau đây không đúng với quyền được phát triển của công dân?

A. Công dân được hưởng sự chăm sóc y tế.

B. Công dân là trẻ em phải được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe ban đầu.

C. Công dân là trẻ em phải được phòng bệnh.

D. Mọi công dân phải được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Câu 16. Quyền được phát triển của công dân thể hiện ở nội dung nào sau đây?

A. Công dân được hưởng đời sống đầy đủ nhất theo mong muốn của mình.

B. Tất cả công dân đều được bồi dưỡng để phát triển tài năng.

C. Công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

D. Công dân có quyền học suốt đời để phát triến khả năng của mình.

Câu 17. Ý kiến nào sau đây đúng với quyền được phát triển của công dân?

A. Trong mọi hoàn cảnh, công dân phải được hưởng đời sống vật chất đầy đủ.

B. Công dân được hưởng đời sống vật chất đầy đủ phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước.

C. Trong mọi hoàn cảnh, công dân phải được hưởng đời sống tinh thần đầy đủ.

D. Tất cả công dân phải được tự do trong mọi hoàn cảnh để phát triển.

Câu 18. Một trong những nội dung quyền được phát triển của công dân là

A. Công dân được sống, được tự do theo mong muốn cá nhân.

B. Công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

C. Công dân được tự do sáng tạo những gì mình muốn.

D. Công dân được phát triển các ý tưởng, sáng tạo của mình.

Câu 19. Khẳng định: Công dân được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng thuộc quyền nào dưới đây?

A. Quyền sáng tạo. B. Quyền được phát triển.

c. Quyền học tập. D. Quyền bình đẳng,

Câu 20. Công dân được hưởng đời sống vật chất đầy đủ để phát triển, phù hợp với

A. điều kiện kinh tế của đất nước.

B. điều kiện văn hóa, xã hội của đất nước, c. điều kiện của cá nhân.

D. điều kiện giáo dục, y tế của đất nước.

Câu 21. Ý kiến nào sau đây không đúng với quyền được phát triển của công dân?

A. Công dân được hưởng đời sống vật chất phù họp YỚi điều kiện kinh tê của đất nước.

B. Công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

c. Công dân được hưởng đời sống tinh thần phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước.

D. Trong mọi hoàn cảnh, công dân phải được hưởng đời sống vật chất đầy đủ.

Câu 22. Bài thơ do học sinh sáng tác được đăng báo thuộc quyền nào sau đây của công dân?

A. Quyền được phát triển. B. Quyền sở hữu công nghiệp,

c. Quyền phát minh sáng chế. D. Quyền tác giả.

Câu 23. Việc mở các trường chuyên cấp Trung học phổ thông ở các tỉnh và một số trường đại học là nhằm

A. Đảm bảo bình đắng trong giáo dục.

B. Thực hiện đối mới giáo dục.

C. Bồi dưỡng để phát triển tài năng.

D. Đa dạng các loại hình trường học.

Câu 24. Ông T quyết định cho H là con ông đang học lớp 5 nghỉ học đế giúp việc

cho gia đình. Việc làm của ông T đã xâm phạm đến

A. Quyền học tập của trẻ em.

B. Quyền được phát triển của trẻ em.

C. Quyền tự do của trẻ em.

D. Quyền được phát triển năng khiếu của trẻ em.

Câu 25. Việc học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn được phát sách giáo khoa và miễn, giảm học phí là nhằm đảm bảo

A. Quyền bình đẳng về điều kiện học tập.

B. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.

C. Quyền học tập không bị hạn chế.

D. Quyền được phát triển.

Câu 26. Theo Luật Bảo hiểm Y tế, Nhà nước ta đóng bảo hiểm y tế cho tất cả trẻ em dưới 6 tuổi. Việc làm này nhằm thực hiện

A. Quyền được phát triển của trẻ em.

B. Quyền được tham gia của trẻ em.

C. Quyền bình đẳng của trẻ em.

D. Quyền sống còn của trẻ em.

Câu 27. Em Đ mới 8 tuổi nhưng đã bơi được qua con sông rộng, nhanh hơn so với nhiều bạn cùng tuối. Đ rất muốn tham gia câu lạc bộ bơi lội “Tài năng nhí” nhưng bố em không đồng ý. Em có thể chọn cách ứng xử nào sau đây để giúp Đ?

A. Khuyên Đ nên nghe lời bố.

B. Khuyên Đ bí mật tham gia câu lạc bộ.

C. Nói với bố Đ cho em tham gia câu lạc bộ để phát triển tài năng của em.

D. Coi như không biết vì đây là việc riêng của gia đình Đ.

Câu 28. Một số bạn có học lực trung bình, không được xét tuyển vào trường đại học nào đã tỏ ra bi quan và cho rằng họ không còn cơ hội học tập nữa. Em chọn phương án nào sau đây đê giúp các bạn cho phù hợp?

A. Khuyên các bạn chọn học một trường Cao đẳng hoặc Trung cấp phù họp với khả năng của mình.

B. Khuyên bạn nên tham gia lao động sản xuất.

C. Khuyên bạn tiếp tục chờ đợi.

D. Khuyên bạn phải thi vào đại học bằng được mới thôi.

Câu 29. K mởi học hết lớp 9 đã học hỏi, mày mò chê tạo được máy cắt lúa có thê thay thế cho 20 lao động thủ công. K đã thực hiện quyền nào sau đây?

A. Quyền học tập.

B. Quyền sáng tạo.

C. Quyền được phát triển.

D. Quyền bình đẳng trong nghiên cứu khoa học.

Câu 30. M rất say mê đàn bầu. Em đã đạt một số giải thưởng âm nhạc. M đã viết đơn đến Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh BT xin học và được đặc cách nhận vào học. Việc làm của Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh BT đã thể hiện

A. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập của công dân.

B. Quyền được học không hạn chế của công dân.

C. Quyền sáng tạo của công dân.

D. Quyền được bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân.

Câu 31. Trong kì tuyển sinh năm 2016, nữ sinh không tay Lê Thị T tốt nghiệp THPT với số điểm 18,83 đã được Trường Đại học Hồng Đức đặc cách tuyển vào trường. Việc làm này của Trường Đại học Hồng Đức đã thực hiện

A. Quyền được phát triển của công dân.

B. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập của công dân.

C. Quyền sáng tạo của công dân.

D. Quyền được bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân.

⇒ Xem đáp án bài 8 tại đây

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận