Bài 6. MÍT LÀM THƠ – Để học tốt Tiếng Việt lớp 2 tập 1

Đang tải...

Mít làm thơ để học tốt Tiếng Việt lớp 2

A. KĨ NĂNG ĐỌC

1. Luyện đọc

Đọc đúng và chuẩn xác những từ, tiếng sau đây:

“Mít, biết, tuy, hoa, vần thơ, cuối, nhau, hãy, kì diệu, kêu, bắt, tay, ngay, bứt, hoàn thành”.

2. Hướng dẫn đọc

Đây là bài văn viết theo lối kể chuyện. Có lời dẫn chuyện, có  lời   đối thoại của các nhân vật. Vì vậy cần phải có giọng đọc thích hợp cho từng nhân vật.

+ Lời dẫn chuyện: giọng đọc bình thường, ngắt nghỉ đúng các dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm.

+ Lời các nhân vật: phân biệt lời của Mít và Hoa Giấy. Chú ý giọng điệu của Mít có vẻ hồn nhiên, ngộ nghĩnh.

B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI

Để dễ tìm hiểu bài, em có thể chia bài văn làm 3 đoạn.

– Đoạn 1: Từ đầu cho đến “chẳng biết gì”.

– Đoạn 2: Từ “Tuy thế” cho đến “Mít kêu lên”.

– Đoạn 3: Phần còn lại.

1. Giải nghĩa từ ngữ khó

– “nổi tiếng”: có tiếng đồn xa, được nhiều người biết đến.

– “thi sĩ”: nhà thơ.

– “vần thơ”: là hiện tượng lặp lại bộ phận vần nghe giống nhau giữa hững tiếng có vị trí nhất định trong các câu thơ.

– “kì diệu”: có cái gì vừa rất lạ lùng vừa rất hay làm cho người ta phải ca ngợi.

2. Tìm hiểu nội dung

a) Đoạn 1:

* Câu hỏi 1: Vì sao cậu bể có tận là Mít?

– Hướng dẫn cách trả lời: Em đọc thầm đoạn 1, suy nghĩ vì sao cậu bé có tên là Mít. Mít có nghĩa là gì? Tìm được nội dung ấy là em đã trả lời được câu hỏi trên.

– Gợi ý: Cậu bé có tên Mít là vì cậu …………………..  Mít cũng có nghĩa là đầu óc u tối, không biết gì cả.

b) Đoạn 2:

* Câu hỏi 2: Dạo này, Mít có gì thay đổi?

– Gợi ý: Dạo này, Mít lại ……………..

* Câu hỏi 3: Mít đến gặp thi sĩ Hoa Giấy để làm gì?

– Gợi ý: Mít đến gặp thi sĩ Hoa Giấy để học………………….

* Câu hỏi 4: Hoa Giấy Mít điều gì đầu tiên?

– Gợi ý: Điều đầu tiên Hoa Giấy dạy Mít là……………………..

* Câu hỏi 5: Mít đã gieo vần ra sao?

– Gợi ý: Mít đã gieo vần “bé” “……………………………………………………………………. ” không có nghĩa, không đúng với điều Hoa Giấy dạy: “vịt – thịt”, “cáo – gáo”.

* Câu hỏi 6: Vừa mới nghe thi sĩ Hoa Giấy giải thích về cách gieo vần, thái độ

của Mít như thế nào?

– Gợi ý: Nghe thi sĩ Hoa Giấy giải thích về cách gieo vần, Mít đã vội vàng kêu lên: “………………….. ”

c) Đoạn 3:

* Câu hỏi 7: về đến nhà, Mít đã làm gì?

– Gợi ý: Về đền nhà, Mít………………… đến tối thì…………………..

* Câu hỏi 8: Em nhận thấy Mít là người như thế nào?

– Gợi ý: Qua bài này, em nhận thấy Mít là một con người vui vẻ, hồn nhiên, ngộ nghĩnh luôn làm cho mọi người tức cười. Mít còn là một người ham …………… nhưng quá hấp…………….. vội………….. Mít có những nét dễ……………… và cũng có những nét………………….

CHÍNH TẢ 

1. Viết vào chỗ trống các chữ: “g”, “gh”

1-1. Gợi ý:

Để viết đúng những chữ bắt đầu bằng “g” và “gh” theo quy tắc chính tả Tiếng Việt, em cần chú ý: “gh” thường đi liền với i, e, ê, iê; “g” đi liền các nguyêri âm còn lại như: 0, ô, ơ, u, ư, a, ă, â, uô, ươ… Dựa vào quy tắc này, em sẽ viết đúng các chữ bắt đầu “g” và “gh”.

1-2. Thực hành:

a) Các chữ bắt đầu bằng “g”:

– gà, go, gô, gu, gư, gần, gắng, guồng, gương, gờ, gù, v.v…

b) Các chữ bắt đầu bằng “gh”:

– ghi, ghe, ghé, ghẹ, ghẻ, ghê, ghế, ghiền, v.v…

2. Một nhóm học tập có 5 bạn: Huệ, An, Lan, Bắc và Dũng. Em hãy viết tên các bạn ấy theo thứ tự bảng chữ cái.

2-1. Gợi ý:

Dựa vào bảng chữ cái a, b, c… em hãy lấy chữ cái đầu tiên trong tên của các bạn làm căn cứ để xếp theo thứ tự bảng chữ cái.

2-1. Thực hành:

Em sắp xếp như sau:

An, Bắc, Dũng, Huệ, Lan

TẬP LÀM VĂN

1. Ghi dấu X vào ô trống trước lời chào không đúng:

a) Em chào bố mẹ để đi học:

 Con chào bố mẹ ạ.

 Bố mẹ ạ.

 Con chào bố mẹ, con đi học ạ.

 

b) Em chào thầy cô khi đến trường:

 Em chào thầy (cô) ạ.

 Con chào thầy (cô) ạ.

 Thầy (cô) ạ.

 

c) Em chào các bạn khi gặp nhau ở trường:

 Chào bạn.

 Ê!

 Bạn đến lâu chưa?

 

2. Điền vào chỗ trông bản tự thuật

2-1. Gợi ý:

Dựa vào những dòng đã cho, em lần lượt điền vào chỗ trống những nội dung mà người khác muốn biết về em.

2-2. Thực hành:

TỰ THUẬT

Họ và tên: Trương Ngọc Thành

Nam, nữ: Nam

Ngày sinh: 25-8-1996

Nơi sinh: Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre.

Quê quán: Ấp 4, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

Nơi ở hiện nay: Số nhà 214, đường Đồng Khởi, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

Học sinh lớp: 2A

Trường: Tiểu học Phú Khương thị xã Bến Tre.

Phú Khương, ngày… tháng… năm..

Người tự thuật

Trương Ngọc Thành

Xem thêm Bài 7. BẠN CỦA NAI NHỎ – Để học tốt Tiếng Việt lớp 2 tập 1 tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận