Bài 21. CÔ GIÁO LỚP EM – Để học tốt Tiếng Việt lớp 2 tập 1

Đang tải...

Bài 21 CÔ GIÁO LỚP EM học tốt Tiếng Việt

A. KĨ NĂNG ĐỌC

1. Luyện đọc

Phát âm đúng và chuẩn xác những tiếng, từ ngữ sau đây: “cũng, rồi, lời, mỉm, dạy, viết, thoảng, trang vở, mãi, những”.

2. Hướng dẫn đọc

Đây là một bài thơ được sáng tác theo thể 5 chữ (tiếng). Âm điệu nhẹ nhàng tình cảm, bộc lộ lòng cảm phục kính yêu đôi với thầy (cô) giáo, người đã dạy dỗ em nên người, đồng thời thể hiện niềm vui phấn khởi trước những kết quả đạt được trong học tập. Khi đọc, em cần chú ý ngừng nghỉ đúng chỗ, tạo nên nhạc điệu cho bài thơ. Chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm có trong bài.

B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI

1. Giải nghĩa các từ ngữ khó

– “thoảng hương nhài”: mùi hương nhài lướt qua một cách nhẹ nhàng trong thời gian rất ngắn, chỉ đụ để cảm nhận được.

– “nắng ghé”: nắng (đưa mắt) nhìn, ngó vào.

– “ngắm”: nhìn kĩ, nhìn mãi cho thỏa lòng yêu thích.

2. Tìm hiểu nội dung

* Câu hỏi 1. Khổ thơ 1 cho em biết điều gì về cô giáo?

– Gợi ý: Khổ thơ 1 đã cho em biết về cô giáo của em là một người rất……..  chúng, em. Bao giờ cô cũng đến ……………………để đón ……………. Cô rất tận tụy, hết lòng vì………………….. của mình.

* Câu hỏi 2. Tìm những hình ảnh đẹp trong lúc cô dạy em viết (khổ thơ thứ 2).

– Gợi ý: Những hình ảnh đẹp trong lúc cô giáo dạy em tập viết là những hình ảnh: “Gió ………………….. “Nắng……………………………. ”

* Câu hỏi 3. Tìm những từ ở khổ thơ 3 nói lên tình cảm của học sinh đối với cô giáo.

– Gợi ý: Những từ ở khổ thơ thứ 3 nói lên tình cảm của học sinh đối với cô giáo là: “Ấm”, “yêu…………………. ” “ng………………………… ” .

* Câu hỏi 4. Tìm những tiếng cuối dòng có vần giống nhau ở khổ thơ 2 và khổ thơ 3.

– Gợi ý:

• Khổ thơ 2 có 2 tiếng cuối cùng vần.

Đó là các tiếng: “nh…………………………………………………….. và b        ”

• Khổ thơ 3 có 2 tiếng cuối cùng vần.

Đó là các tiếng: “th……………………….. và ch……………………….. ”

CHÍNH TẢ

1. Điền tiếng và từ ngữ thích hợp vào ô trống:


2. a) Điền các từ “che, tre, trăng, trắng” vào chỗ trống cho phù hợp.

b) Điền vào chỗ trống 2 từ ngữ có tiếng mang vần “iên”, 2 từ ngữ có tiếng mang vần “iêng”.

2-1. Gợi ý

a) Để điền các từ “che, tre, trăng trắng” vào các chỗ trông thích hợp, em sử dụng phương pháp thế lần lượt. Sau mỗi lần thế đọc lại, thấy không hợp nghĩa em loại ra, lấy từ khác điền vào. Cứ như thế cho đến khi chọn được từ hợp nghĩa.

b) Để điền các tiếng mang vần iên, iêng vào chỗ trống, em tự tìm trong vốn từ của mình các từ ngữ có tiếng chứa vần “iên”, “iêng” là được.

2-2. Thực hành

a) Em điền các từ vào chỗ trống như sau:

“Quê hương là cầu “tre” nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng “che

Quê hương là đêm “trăng” tỏ

Hoa cau rụng “trắng” ngoài thềm”.

b) Vần “iêu”: hiền dịu, tiến bộ, bãi biển, liên hoan, kiên trì, điền kinh, kiên quyết, hiến máu nhân đạo, chiến thắng…

Vần “iêng”: siêng học, tiếng tăm, cái kiếng, viếng thăm, lười biếng, miếng cơm, bay liệng, khiêng vác, lỗ miệng…

TẬP LÀM VĂN

1. Viết tiếp nội dung mỗi tranh (vở bài tập Tiếng Việt) để tạo thành câu chuyện có tên “Bút của cô giáo”.

* Bức tranh 1.

Hôm nay, Tường quên bút ở nhà. Đến lúc viết bài, em hốt hoảng bảo Vân:

– Tớ quên không mang bút, cậu có cái nào dự trữ cho tớ mượn với.

– Tớ chỉ có một cái bút Vân nói.

* Bức tranh 2.

Nghe thấy thế, cô giáo từ bục giáng bước xuống đưa cho Tường một cái bút rồi bảo:

– Em cầm lấy bút của cô mà viết!

Tường cảm động, đứng dậy đưa hai tay nhận cái bút rồi nói nhỏ nhẹ:

– Em cảm ơn cô ạ!

Bức tranh 3.

Tường ngồi xuống cặm cụi viết bài. Cậu nắn nót từng chữ một. Những dòng chữ đều đặn hiện lên trên trang giấy. Không hiểu sao hôm nay, Tường viết vừa nhanh vừa đẹp. Thỉnh thoảng viết xong, cậu lại ngắm nhìn những nét chữ mềm mại, trong lòng thấy vui vẻ.

* Bức tranh 4.

Hôm cô giáo trả bài, Tường được điểm 10. về nhà, em khoe với mẹ:

– Mẹ ơi! Hôm nay bài chính tả con được điểm 10. Con quên bút ở nhà, cô giáo cho con mượn bút đấy, mẹ ạ!

– Mẹ rất vui, khi con học giỏi. Nhưng nhớ lần sau, trước khi đi học phải kiểm tra đầy đủ dụng cụ học tập nghe con! Con đã cảm ơn cô giáo chưa con?

– Vâng ạ! Con sẽ nhớ lời mẹ dặn. Con đã cảm ơn rồi ạ.

2. Viết lại thời khóa biểu ngày hôm sau của lớp em.

2-1. Gợi ý

Tùy vào từng trường học một buổi hay hai buổi. Nếu trường nào học hai buổi thì ghi cả buổi sáng lẫn buổi chiều. Trường nào một buổi thì ghi buổi học của ngày mai là được.

2-2. Thực hành

Sau đây là thời khóa biểu ở những trường học hai buổi:

Thứ 3: Các môn học.

Buổi sáng: Tiếng Việt, Toán, Hoạt động vui chơi 25 phút, Tiếng Việt, Đạo Đức.

Buổi chiều: Toán, Nghệ Thuật, Ngoại ngữ.

3. Dựa vào thời khóa biểu bài tập trên, trả lời từng câu hỏi sau:

a) Ngày mai có mấy tiết?

* Trả lời: Ngày mai có 7 tiết.

b) Đó là những tiết gì?

* Trả lời: Đó là những tiết: Tiếng Việt, Toán, Đạo Đức, Nghệ thuật, Ngoại ngữ.

c) Em cần mang những quyển sách gì đến trường?

* Trả lời: Em cần mang những quyển sách sau:

1. Tiếng Việt, Vở bài tập Tiếng Việt.

2. Toán, Vở bài tập Toán.

3. Đạo đức.

4. Nghệ thuật.

5. Ngoại ngữ.

Xem thêm Bài 22. NGƯỜI MẸ HIỀN – Để học tốt Tiếng Việt lớp 2 tập 1 tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận