Bài 20 Cân bằng nội môi – Bài tập sinh học 11

Đang tải...

Bài 20 Cân bằng nội môi

 

1. Trật tự đúng về cơ chế duy trì cân bằng nội môi là :

A. Bộ phận tiếp nhận kích thích —> Bộ phận điều khiển —> Bộ phận thực hiện —> Bộ phận tiếp nhận kích thích.

B. Bộ phận điều khiển —> Bộ phận tiếp nhận kích thích —> Bộ phận thực hiện —> Bộ phận tiếp nhận kích thích.

C. Bộ phận tiếp nhận kích thích —> Bộ phận thực hiện —> Bộ phận điều khiển —> Bộ phận tiếp nhận kích thích.

D. Bộ phận thực hiện —> Bộ phận tiếp nhận kích thích —> Bộ phận điều khiển —> Bộ phận tiếp nhận kích thích.

2. Liên hệ ngược xảy ra khi

A. điều kiện lí hoá ở môi trường trong sau khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.

B. điều kiện lí hoá ở môi trường trong ‘trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.

C. sự trả lời của bộ phận thực hiện làm biến đổi các điều kiện lí hoá ở môi trường trong.

D. điều kiện lí hoá ở môi trường trong trở về bình thượng trước khi được điều

chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.

3. Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là

A. trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.

B. các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu,…

C. thụ thế hoặc cơ quan thụ cảm.

D. cơ quan sinh sản.

4. Khi hàm lượng glucôzơ trong máu tăng, cơ chế điều hoà diễn ra theo trật tự :

A. Tuyến tuỵ —> Insulin —> Gan và tế bào cơ thể —> Glucôzơ trong máu giảm.

B. Gan —> Insulin —> Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể —> Glucôzơ trong máu giảm.

C. Gan —> Tuyến tuỵ và tế bào cơ thể —> Insulin —> Glucôzơ trong máu giảm.

D. Tuyến tuỵ —> Insulin —> Gan —> Tế bào cơ thể —> Glucôzơ trong máu giảm.

5. Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là

A. thụ thê hoặc cơ quan thụ cảm.

B. trung ương thần kinh.

C. tuyến nội tiết.

D. các cơ quan thận, gan, phổi, tim, mạch máu,…

6. Chức năng của bộ phận thực hiện cơ chế duy trì cân bằng nội môi là

A. điều khiến hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.

B. làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.

C. tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.

D. tác động vào các bộ phận kích thích dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn.

7. Những chức năng nào dưới đây không phải của bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy tri cân bằng nội môi ?

(1) Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.

(2) Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.

(3) Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.

(4) Làm biến đổi điều kiện lí hoá của môi trường trong cơ thế.

Phương án trả lời đúng là :

A. (1), (2) và (3).

B. (1), (3)và (4).

C. (2), (3) và (4).

D. (1), (2) và (4).

8. Cân bằng nội môi là duy trì sự ốnđịnh của môi trường trong

A. tế bào.              B. mô.            C. cơ thể.              D. cơ quan.

9. Trật tự đúng về cơ chế duy trì huyết áp là :

A. Huyết áp bình thường —> Thụ thể áp lực mạch máu —> Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não —> Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn —> Huyết áp tăng cao —> Thụ thể áp lực ở mạch máu.

B. Huyết áp tăng cao —> Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não —> Thụ thế áp lực mạch máu —> Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn —> Huyết áp bình thường —> Thụ thể áp lực ở mạch máu.

C. Huyết áp tăng cao —> Thụ thể áp lực mạch máu —> Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não —> Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn —> Huyết áp bình thường —> Thụ thể áp lực ở mạch máu.

D. Huyết áp tăng cao —> Thụ thể áp lực mạch máu —> Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não —> Thụ thể áp lực ở mạch máu —> Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn —> Huyết áp bình thường.

10. Nhũng hoocmôn do tuyến tuỵ tiết ra tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi nào sau đây ?

A. Điều hoà hấp thụ nước ở thận.

B. Duy trì nồng độ glucôzơ bình thường trong máu.

C. Điều hoá hấp thụ Na+ ở thận.

D. Điều hoà pH máu.

11. Khi hàm lượng glucôzơ trong máu giảm, cơ chế điều hoá diễn ra theo trật tự nào ?

A. Tuyến tuỵ —> Glucagôn —» Gan —> Glicôgen —> Glucôzơ trong máu tăng.

B. Gan —> Glucagôn —> Tuyến tuỵ —> Glicôgen —> Glưcôzơ trong máu tăng.

C. Gan —> Tuyến tuỵ —> Glucagôn —> Glicôgen —> Glucôzơ trong máu tăng.

D. Tuyến tuỵ —> Gan —> Glucagôn —> Glicôgen —> Glucôzơ trong máu tăng.

12. Trật tự đúng vê cơ chê điều hoà hấp thụ Na+ là :

A. Huyết áp giảm làm Na+ giảm —> Thận —> Rênin —> Tuyến trên thận —> Anđôstêrôn —> Thận hấp thụ Na+ kèm theo nước trả về máu —> Nồng độ Na+ và huyết áp bình thường —> Thận.

B. Huyết áp giảm làm Na+ giảm —> Tuyến trên thận—> Anđôstêrôn —> Thận —> Rênin —> Thận hấp thụ Na+ kèm theo nước trả về máu —> Nồng độ Na+ và huyết áp bình thường —> Thận.

C. Huyết áp giảm làm Na+ giảm —> Tuyến trên thận —> Rên in —> Thận —> Anđôstêrôn —> Thận hấp thụ Na+ kèm theo nước trả về máu —> Nồng độ Na+ và huyết áp bình thường —> Thận.

D. Huyết áp giảm làm Na+ giảm —> Thận —> Anđôstêrôn —> Tuyến trên thận —> Rênin —> Thận hấp thụ Na+ kèm theo nước trả về máu —>.Nồng độ Na+ và huyết áp bình thường —> Thận.

13. Cho các hoocmôn sau :

(1) Anđôstêrôn.          (2) ADH.            (3) Glucagôn       (4) Insulin.         (5) Rênin.

Có bao nhiêu hoocmôn do tuyến tuỵ tiết, ra ?

A. 1.             B. 2.                C. 3.                    D. 4.

14. Các hoocmôn do tuyến tuỵ tiết ra có vai trò cụ thế như thế nào ?

(1) Dưới tác dụng phối hợp củá insulin và glucagôn lên gan làm chuyến glucôzơ thành glicôgen dự trữ rât nhanh.

(2) Dưới tác động của glucagôn lên gan làm chuyển hoá glucôzơ thành glicôgen, còn dưới tác động của insulin lên gan làm phân giải glicôgen thành glucôzơ.

(3) Dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ, còn dưới tác động của glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành glucôzơ.

(4) Dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ, còn với tác động của glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành glucôzơ, nhờ đó nồng độ glucôzơ trong máu giảm.

Có bao nhiêu phát biếu đúng ?

A. 1.              B.2.                 C. 3.                   D. 4.

15. Trật tự đúng về cơ chế hấp thụ nước là :

A. Áp suất thẩm thấu tăng —> Vùng dưới đồi —> Tuyến yên —> ADH tăng —> Thận hấp thụ nước trả về máu —> Áp suất thẩm thấu bình thường —> Vùng dưới đồi.

B. Áp suất thẩm thấu bình thường —> Vùng dưới đồi —> Tuyến yên —> ADH tăng —> Thận hấp thụ nước trả về máu —> Áp suất thẩm thấu tăng —> Vùng dưới đồi.

C. Áp suất thẩm thấu tăng —> Tuyến yên —> Vùng dưới đồi —> ADH tăng —> Thận hấp thụ nước trả về máu —> Áp suất thẩm thấu bình thường —> Vùng dưới đồi.

D. Áp suất thẩm thấu tăng —> Vùng dưới đồi —> ADH tăng —> Tuyến yên —> Thận hấp thụ nước trả về máu —> Áp suất thẩm thấu bình thường —» Vùng dưới đồi.

16. Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế

A. điều hoà huyết áp.

B. duy trì nồng độ glucôzơ trong máu.

C. điều hoà áp suất thẩm thấu.

D. điều hoà huyết áp và áp suất thấm thấu.

17. Những cơ quan nào dưới đây có khả năng tiết ra hoocmôn tham gia cân bằng nội môi ?

(l) Tuỵ.                    (2) Gan.                           (3) Thận.

(4) . Lá lách.           (5) Phổi.

Phương án trả lời đúng là :

A. (1) và (4).

B. (1) và (3).

C.(1)và(2).

D. (1), (2) và (3).

18. Vai trò của insulin là tham gia điều tiết khi hàm lượng glucôzơ trong máu

A: cao, còn glucagôn điều tiết khi nồng độ glucôzơ trong máu thấp.

B. thấp, còn glucagôn điều tiết khi nồng độ glucôzơ trong máu cao.

C. cao, còn glucagôn điều tiết khi nồng độ glucôzơ trong máu cũng cao.

D. thấp, còn glucagôn điều tiết khi nồng độ glucôzơ trong máu cũng thấp.

⇒ Xem đáp án Bài 20 tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận