Bài 18 : Thực hành : khảo sát đặc tính chỉnh lưu của Điôt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của tranzito – trang 109 – Giải bài tập vật lý 11

Đang tải...

Bài 18 : Thực hành : khảo sát đặc tính chỉnh lưu của Điôt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của tranzito

I. CÂU HỎI TRONG BÀI HỌC

C1 (trang 109 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Chiều thuận của điôt bán dẫn hướng theo chiều anôt A sang catôt K (hình vẽ).

C2 (trang 109 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

–     DCV 20: đo hiệu điện thế một chiều, thang đo 20V.

–     DCV 2000m: đo hiệu điện thế một chiều, thang đo 2000mV.

–     DCA 200m: đo cường độ dòng điện một chiều, thang đo 200mA.

–     DCA 200ja: đo cường độ dòng điện một chiều, thang đo 200μA.

C3 (trang 110 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Chức năng của:

– Biến trở R: thay đổi giá trị của điện trở để thay đổi hiệu điện thế U.

– Miliampe kế A: đo cường độ dòng điện qua điôt.

– Vôn kế V: đo hiệu điện thế giữa hai cực của điôt.

–  Điện trở bào vệ Ro: giúp cho điện trở trong của nguồn không đôi.

C4 (trang 111 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11 

C5 (trang 113 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

II.CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Bài 1 (trang 114 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Nguyên tắc cấu tạo của điôt chỉnh lưu:

Điôt chỉnh lưu là linh kiện bán dẫn được cấu tạo bởi một lóp chuyển tiếp p-n hình thành tại chỗ tiếp xúc giữa hai miền mang tính dẫn p và tính dẫn n trên một tinh thể bán dẫn.

Bài 2 (trang 114 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Điôt chỉnh lưu có đặc tính dẫn điện theo một chiều từ anôt A sang catôt K. Giải thích: với điôt chỉnh lưu gồm hai bán dẫn p và n ghép sát nhau (hình vẽ).

Khi nối p với cực dương, n với cực âm của nguồn thì điện trường ngoài làm cho các hạt tải điện cơ bản chuyển qua lóp chuyển tiếp p-n nên có dòng điện lớn chạy qua điôt.

Khi nối p với cực âm, n với cực dương của nguồn thì điện trường ngoài làm cho các hạt tải điện cơ bản bị cản lại, còn các hạt tải điện không cơ bản (cồ số lượng ít) chuyển qua lớp chuyển tiếp p-n nên dòng điện chạy qua điôt rất nhỏ.

Bài 3 (trang 114 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

a) Sơ đồ mạch điện dùng điôt phân cực thuận (Hình 18.3, SGK).

b) Sơ đồ mạch điện dùng điôt phân cực nghịch (Hình 18.4, SGK)

Bài 4 (trang 114 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Nguyên tác cấu tạo của tranzito n-p-n: Là dụng cụ bán dẫn được cấu tạo từ một tinh thể bán dẫn có một miền mang tính dẫn p rất mỏng kẹp giữa hai miền mang tính dẫn n.

Tranzito có ba cực:

–  Cực góp hay colectơ, kí hiệu là c.

–  Cực đáy hay cực gốc hay bazơ, kí hiệu là B.

–  Cực phát hay êmitơ, kí hiệu là E.

Bài 5 (trang 114 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Tranzito có đặc tính khuếch đại dòng điện hoặc hiệu điện thế.

Muốn dùng tranzito để khuếch đại dòng điện, ta phải đặt nguồn điện có
hiệu điện thế U1 vào giữa hai cực B – E và phải đặt nguồn điện U2 vào giữa
hai cực c – B sao cho lóp chuyển tiếp B – E phân cực thuận và lớp chuyển
tiếp C – B phán cực ngược (hình 18.7, SGK).

Bài 6 (trang 114 sách giáo khoa ) – Giải bài tập vật lý 11

Xem sơ đồ hình 18.8, SGK.

 

 

Xem thêm  Từ trường tại đây 

 

 

 

 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận