Bài 18. MUA KÍNH – Để học tốt Tiếng Việt lớp 2 tập 1

Đang tải...

Bài MUA KÍNH để học tốt Tiếng Việt lớp 2

A. KĨ NĂNG ĐỌC

1. Luyện đọc

Phát âm đúng và chuẩn xác các tiếng, từ ngữ sau đây:

“kính, lười, rằng, sách, giở, khác nhau, vẫn, hay, cháu, phì cười”.

2. Hướng đẫn đọc

Bài văn được viết theo thể truyện, gồm lời người dẫn chuyện và lời của các nhân vật. Khi đọc, em cần phân biệt giọng điệu của từng người.

+ Lời người dẫn chuyện, đọc với giọng điệu bình thường, thong thả như một người đang kẹ chuyện.

+ Lời của bác bán kính, đọc với giọng điệu lúc thì hỏi han nghi ngờ, lúc thì vui vẻ bảo ban khuyên nhủ, dạy bảo.

+ Lời của cậu bé, với giọng điệu hồn nhiên ngây ngô.

B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI

1. Giải nghĩa từ ngữ khó

– “kính”: đồ dùng đeo để bảo vệ mắt hoặc để nhìn được rõ hơn gồm một khung gọng có lắp hai miếng kính nhỏ. Có nơi gọi là gương hoặc kính.

– “lười”: ngại làm việc, ít chịu cố gắng.

– “ngạc nhiên”: rất lấy làm lạ, cảm thấy là hoàn toàn bất ngờ đối với mình.

– “phì cười”: bật ra tiếng cười vì không nén nhịn được.

2. Tìm hiểu nội dung

* Câu hỏi 1. Cậu bé mua kính để làm gì?

– Gợi ý: Cậu bé mua kính để ……………………… sách. Vì cậu tưởng hễ đeo kính vào là có thể………………………

* Câu hỏi 2. Cậu bé đã thử kính như thế nào?

– Gợi ý: Cậu bé đã thử đến………………………….

* Câu hỏi 3. Tại sao bác bán kính phì cười?

– Gợi ý : Bác bán kính phì cười là vì bác thấy cậu bé không biết chữ

mà lầm tưởng hễ …………………….

CHÍNH TẢ

1. Viết các từ ngữ chứa tiếng có vần “ai” hoặc “ay”:

Mẫu: cái tai, chân tay.

a) Vần ai: lái tàu, cái đài, đài hoa, hoa mai, cài khuy áo, con nai, sai sót, phai màu, lai vãng, chai lọ, số hai, sơ sài, cai nghiện, bài vở, miệt mài, dài ngắn, thái dương v.v…

b) Vần ay: cái khay, say rượu, lay động, may mắn, máy bay, chạy nhảy, ăn chay, day dứt, cày ruộng, đáy sông, trảy lá, ngay thẳng v.v…

2. Ghi các từ ngữ bắt đầu bằng “s”, “x” thanh hỏi, thanh ngã.

a) Bắt đầu bằng:

* “s”: sâu sắc, sáng ngời, sung sướng, siêng năng, sôi sục, song sắt, sắc bén, sương sớm…

* “x”: xinh xắn, xuân, xương, xưa, xem, xúm xít, xum xuê, xúy xóa, xúng xính.

b) Có thanh hỏi:

phản lực, điều khoản, điều khiển, mặc cả, mặc cảm, phát biểu, nhạc trưởng, tằm nhả tơ…

* Có thanh ngã:

mâu thuẫn, mẫu mã, mẫu mực, mẫu biểu, nhập ngũ, sợ hãi, trễ phép, vững bền, vững chãi…

TẬP LÀM VĂN

Đọc mục lục của một tập truyện thiếu nhi. Ghi lại tên hai truyện, tên tác giả và số trang theo thứ tự trong mục lục.

* Tên tập truyện: Túp lều của chú Tom

Bài MUA KÍNH để học tốt Tiếng Việt lớp 2

Xem thêm Bài 19. NGƯỜI THẦY CŨ – Để học tốt Tiếng Việt lớp 2 tập 1 tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận