A – Đề Bài – Chương III – Bài 21 : Chuyển động tịnh tiến của vật rắn chuyển động quanh của vật rắn quanh một trục cố định – trang 47 – Sách bài tập vật lí 10

Đang tải...

Bài 21 : Chuyển động tịnh tiến của vật rắn chuyển động quanh của vật rắn quanh một trục cố định 

21.1. Một xe lăn khi chịu lực nằm ngang 20 N thì chuyển động thẳng đều trên mặt đường nằm ngang. Khi chất lên xe kiện hàng 20 kg, thì phải tác dụng lực
nằm ngang 60 N xe mới chuyển động thẳng đều. Hệ số ma sát giữa xe và
mặt đường là

A. 0,2.                   

B. 0,4.                   

C. 0,3.                    

D. 0,6.

21.2. Một đĩa tròn quay đều quanh trục xuyên tâm vuông góc với đĩa. OA là một bán kính của đĩa, B là trung điểm của OA. Giữa vận tốc dài vA và vận tốc dài vB có quan hệ:

21.3. Trong thí nghiệm dùng để xác đinh gia tốc rơi tự do ở hình 21.1, các
 quả nặng đều giống nhau. Khi thả cho các quả nặng chuyển động thì sau 1,4’s, chùm bên phải chạm đất. Từ đó tính được độ lớn của gia tốc rơi tự do là

A. 9,8 m/s².

B. 10 m/s².

C. 9,18 m/s².

D. 10,2 m/s².

21.4. Một ô tô có khối lượng 1 600 kg đang chuyển động thì bị hãm phanh        với lực hãm bằng 600 N. Hỏi độ lớn và  hướng của vectơ gia tốc mà lực này gây  ra cho xe ?

21.5. Một xe tải không chở hàng đang chạy trên đường. Nếu người lái xe hãm phanh thì xe trượt đi một đoạn đường s thì dừng lại.

a) Nếu xe chở hàng có khối lượng bằng khối lượng của xe thì đoạn đường trượt bằng bao nhiêu ?

b) Nếu tốc độ của xe chỉ bằng một nửa lúc đầu thì đoạn đường trượt bằng bao nhiêu ?

Cho rằng lực hâm không thay đổi.

21.6.  Một vật có khối lượng 1,0 kg đang nằm yên trên sàn nhà. Người ta kéo vật
 bằng một lực nằm ngang làm nó đi được 80 cm trong 2 s. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,30. Lấy g = 9,8 m/s².

a) Tính lực kéo.

b) Sau quãng đường ấy, lực kéo phải bằng bao nhiêu để vật chuyển động
thẳng đều ?

21.7.  Một người kéo một cái hòm có khối lượng 32 kg trên nền nhà bằng một sợi dây chếch 30° so với phương ngang. Lực kéo dây là 120 N. Hòm chuyển động thẳng với gia tốc 1,2 m/s². Tính hệ số ma sát trượt giữa hòm và nền nhà.

21.8. Một vật trượt từ trạng thái nghỉ xuống một mật phẳng nghiêng với góc
nghiêng a so với phươrig ngang.

a) Nếu bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng thì vật trượt được 2,45 m trong giây đầu tiên. Tính góc a. Lấy g = 9,8 m/s².

b) Nếu hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,27 thì trong giây đầu tiên vật trượt được một đoạn đường bằng bao nhiêu ?

21.9. Hai người kéo một chiếc thuyền dọc theo một con kênh. Mỗi người kéo bằng một lực F1 = F2 = 600 N theo hướng làm với hướng chuyển động của thuyền  một góc 30° (H.21.2). Thuyền chuyển động với vận tốc không đổi. Hãy tìm lực cản F3 của nước tác dụng vào thuyền.

 

 

Xem thêm Ngẫu lực tại đây 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận