Biểu thức và thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức phần 3 – toán nâng cao lớp 3

Đang tải...

Biểu thức và thứ tự thực hiện toán lớp 3

A. TÓM TẮT KIẾN THỨC

Tính giá trị của biểu thức:

Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính: cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính: nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

Nếu trong biểu thức có các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước,  rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.

Nếu trong biểu thức có chứa dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc trước.

B. BÀI TẬP.

Bài 1. Tính giá trị của biểu thức:

  1. 135 × 4 + 129 : 3
  2. 693 : 3 + 78 × 2
  3. 56 × 3 – 525 : 5
  4. 270 : 9 + 15 × 3

Bài 2. Tính nhanh:

6 + 8 + 10 + …+ 42 + 44

Bài 3. Không cần tính kết quả cụ thề, cho biết hai tổng sau có bằng nhau không? Vì sao?

A= 123 + 456 + 78 + 90

B = 498 + 76 + 153 + 20

Bài 4. So sánh X và Y, biết a < b và:

X = a ×  (b + 1);

Y = b × (a + 1).

Bài 5. Không tìm giá trị biểu thức, hãy viết biểu thức dưới đây thành tích của một số với 7:

a) 35+ 21 +49

b) 63-14+ 28

Bài 6. Không tìm giá trị biểu thức, hãy viết biểu thức dưới đây thành tích của hai số khác 1:

a) 75 + 25 × 4

b) 40 + 18 × 5

Bài 7.

Tìm một số, biết rằng nếu lấy  số  đó nhân   với  8 rồi cộng với 125 thì được một biểu thức có   giá trị bằng 3557.

Bài 8.

Với năm chữ số 2, hãy dùng dấu ngoặc đơn và dấu các phép tính thích hợp để tạo thành một biểu thức có giá trị bằng 888.

Bài 9. Cho biểu thức:

4× 6 + 36 : 3

Hãy đặt dấu ngoặc đơn vào biểu thức trên để được các kết quả:

a) 56    b) 72

Bài 10. Tính nhanh giá trị của các biểu thức sau:

  1. 326 + 326 × 8 + 326
  2. 245 × 3 – 7 × 245 + 14 × 245

Xem thêm Biểu thức và thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức phần 4 – toán nâng cao lớp 3 tại đây.

Lời giải

Bài 1.

  1. 583
  2. 63
  3. 387
  4. 75

Bài 2.

6 + 8 +.10 + …+ 42 + 44 = ( 6 + 44 ) + ( 8 + 42 ) + … + ( 24 + 26 )

= 50 × 10 = 500.

A= 123 + 456 + 78 + 90 = 100 + 20 + 3 + 400 + 50 + 6 + 70 + 8 + 90

B = 498 + 76 + 153 + 20 = 400 + 90 + 8 + 70 + 6+ 100 + 50 + 3 + 20

Vậy A = B.

Bài 4.

Ta có:

X = a × (b+1) = a × b + a

Y = b × (a + 1) = a × b + b

Khi đó ta thấy so sánh X và Y chính là so sánh a và b.

Theo đề bài đã cho a < b nên X < Y.

Đáp số: X < Y.

Bài 5.

a) 35 + 21 + 49

= 7 × 5 + 7 × 3 + 7 × 7

= 7 × (5 + 3 + 7)

= 7 × 15

b) 63 – 14 + 28

= 7 × 9 – 7 × 2 + 7 × 4

= 7 × (9 – 2 + 4)

= 7 × 11.

Bài 6.

a) 75 + 25 × 4

= 25 × 3 + 25 × 4

= 25 × (3 + 4)

= 25 × 7

b) 40+ 18 × 5

= 8 × 5 + 18 × 5

= (8 + 18) × 5

= 26 × 5.

Bài 7.

Đáp số: 429.

Bài 8.

222 ×  (2 + 2) = 888.

Bài 9.

  1. 56 = 4 × (6 + 36): 3
  2. 72 = 4 × (6 + 36 : 3).

Bài 10.

a) 326 + 326 × 8 + 326

= 326 × (1 + 8 + 1)

= 326 × 10

= 3260

b) 245 × 3-7 × 245 + 14 × 245

= 245 × (3 – 7 + 14)

= 245 × 10

= 2450.

Đang tải...

Bài mới

loading...

2 Comments

  1. Dinh says:

    Vậy biểu thức 6:10:2 thì làm thế nào ạ

Bình luận