Biểu thức và thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức phần 4 – toán nâng cao lớp 3

Đang tải...

Các bài toán nâng cao lớp 3 hay.

A. TÓM TẮT KIẾN THỨC

Tính giá trị của biểu thức:

Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính: cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính: nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

Nếu trong biểu thức có các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước,  rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.

Nếu trong biểu thức có chứa dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc trước.

B. BÀI TẬP.

Bài 1: Tính nhanh:

  1. 10 + 12 + 14 + 16 + 18 + 20
  2. (125 – 17 × 4) × (12 – 11 – 1)

Bài 2:

a) Biết A = 100. Tính giá trị của biểu thức sau:

282 – A : 2 = ?

b) Tính giá trị của biểu thức sau bằng cách thuận tiện nhất:

19 + 18 + 17 + 16 + 14 + 21 + 22 + 23 + 24 + 26

Bài 3: Tìm x, biết:

a) x : 9 = 17 (dư 8)

b) x – 675 = 307 x 3

Bài 4.

Có 10 bao gạo, nếu lấy ra ở mỗi bao 5kg thì số gạo iấy ra bằng số gạo của 2 bao nguyên. Hỏi tất cả có bao nhiêu ki-lô-gam gạo?

Bài 5.

Có 10 con chim đậu trên lưng một đàn trâu. Nếu có thêm 6 con trâu nữa thì số trâu bằng số chim.

  1. Tìm số trâu.
  2. Có tất cả bao nhiêu chân chim và chân trâu?

Bài 6.

Lớp 3A cỏ 32 học sinh xếp vừa đủ ngồi vào 8 bàn học. Hỏi lớp 3B có 31 học sinh thì cần ít nhất bao nhiêu bàn học như thế?

Bài 7

Có 6 học sinh mua quà sinh nhật để tặng bạn. Họ đưa cô bán hàng 50 000 đồng và nhận trả lại 8000 đồng. Nếu chia số tiền mua quà sinh nhật cho 6 người thì mỗi người phải trả bao nhiêu tiền?

Bài 8.

Cửa hàng bán được 227kg gạo nếp và tẻ. Nếu cửa hàng bán thêm 13kg gạo tẻ thì số gạo tẻ bán được gấp đôi số gạo nếp bán được. Tính số gạo tẻ, số gạo nếp cửa hàng bán được.

Bài 9 Tính nhanh:

  1. 11 + 12 + 13 +14 + 15 + 16 + 17 + 18 + 19
  2. 135 × (a × 1 – a : 1) + 115

Bài 10.

a) Tính bằng cách thuận tiện:

25 × 5 × 4 × 76

b) Tính giá trị của biểu thức:

6400 – 140 : (4 × 7)

Xem thêm các bài toán về đơn vị đo lường phần 1 tại đây.

Lời giải.

Bài 1.

a) 10 + 12 + 14 + 16 + 18 + 20

= (10 + 20) + (12 + 18) + (14 + 16)

= 30 + 30 + 30

= 30 × 3

= 90

b) (125 — 17 × 4) × (12 — 11 — 1)

= (125 – 17 × 4) × 0

= 0.

Bài 2.

a) 282 – A : 2

= 282 – 100 : 2

= 282 – 50

= 232

b) 19 + 18 + 17 + 16 + 14 + 21 + 22 + 23 + 24 + 26

= (19 + 21) + (18 + 22) + (17 + 23) + (16 + 24) + (14 + 26)

= 40 + 40 + 40 + 40 + 40

= 40 × 5

= 200.

Bài 3.

a) x= 161

b) x = 1596.

Bài 4.

Đáp số: 250kg.

Bài 5.

a) Số trâu có là:

10 – 6 = 4 (con)

b) Mỗi con chim có 2 chân còn mỗi con trâu có 4 chân.

Vậy số chân chim và chân trâu có tất cả là:

4 × 4 + 10 × 2 = 36 (chân)

Đáp số:

a) 4 con trâu;

b)36 chân.

Bài 6. Mỗi bàn học của lớp 3A ngồi được số học sinh là:

32 : 8 = 4 (học sinh)

Ta có: 31 : 4 = 7 dư 3.

3 bạn học sinh còn dư phải được xểp vào 1 bàn, vì mỗi bàn không ngồi quá 4 bạn.

Vì vậy, số bàn lớp 3B cần là:

7+1=8 (bàn).

Đáp Số: 8 bàn.

Bài 7. Số tiền mà các bạn trả cho cô bán hàng là:

50 000 – 8000 = 42 000 (đồng)

Nếu chia đều số tiền này cho 6 bạn, thì mỗi bạn phải trả: 42 000 : 6 = 7000 (đồng)

Đáp số: 7000 đồng.

Bài 8. Nếu cửa hàng bán thêm 13kg gạo, thì tồng số gạo bán được là: 227 + 13 = 240 (kg)

Khi đó số gạo tẻ gấp đôi số gạo nếp, ta có sớ đồ:

 

Tổng số phần bằng nhau là: 2 + 1 = 3 (phần)

Giá trị của một phần hay số gạo nếp bán được là: 240 : 3 = 80 (kg)

Số gạo tẻ cửa hàng bán được là:

227-80= 147 (kg).

Đáp số:

Gạo tẻ: 147kg;

Gạo nếp: 80kg.

Bài 9.

a) 11 + 12 + 13 + 14 + 15 + 16+ 17 + 18 + 19

= (11 + 19) + (12 + 18) + (13 + 17) + (14 + 16) + 15

= 30 + 30 + 30 + 30 + 15

= 30 × 4 + 15

= 135

b)135 × (a × 1 – a : 1) + 115

= 135 × (a – a) + 115

= 135 × 0 + 115 = 115.

Bài 10.

a) 25 × 5 × 4 × 76

= 25 × 4 × 5 × 2 × 38

= 100 × 10 × 38

= 38000

b) 6400 – 140 : (4 × 7)

= 6400 – 140 : 28

= 6400 – 5

= 6395

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận