Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I

Đang tải...

Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 – Văn 7

A. Những nội dung cơ bản cần chú ý

I. VỀ PHẦN VĂN

Trọng tâm chương trình văn lớp 7 là đọc – hiểu tác phẩm trữ tình và tác phẩm nghị luận dưới các hình thức và thể. loại khác nhau. Trong chương trình tập 1, khi ôn tập học sinh cần chú ý những nội dung cơ bản sau đây:

1. Nắm được đặc điểm thể loại của tác phẩm trữ tình đã học:

– Đặc điểm của ca dao, dân ca Việt Nam.

– Đặc điểm thơ trữ tình trung đại Việt Nam.

– Đặc điểm thể tùy bút.

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Để nắm được kiến thức về thể loại cần xem lại các chú thích về ca dao, dân ca trong SGK Ngữ văn 7, tập một, trang 35, về thơ văn trung đại ở trang 36, về tùy bút ở trang 161.

b) Gợi ý trả lời

– Ca dao – dân ca là những bài thơ – bài hát trữ tình dân gian của quần chúng nhân dân, đựợc lưu truyền bằng phương thức truyền miệng. Ca dao – dân ca diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưỏng, tình cảm nhân dân trong các quan hệ gia đình, lứa đôi, quê hương, đất nước và trong các mối quan hệ xã hội khác.

– Thơ trung đại Việt Nam được viết bằng chữ Hán hoặc bằng chữ Nôm và nhiều thể thơ như: thất ngôn tứ tuyệt (4 câu, mỗi câu 7 chữ), ngũ ngôn tứ tuyệt (4 câu, mỗi câu 5 chữ), thất ngôn bát cú (8 câu mỗi câu 7 chữ), lục bát (1 cẩu 6 chữ và tiếp theo 1 câu 8 chữ), song thất lục bát (hai câu bảy chữ kèm theo: 1 câu sáu chữ và 1 câu tám chữ).

– Tùy bút là một thể loại văn xuôi. Tuy có chỗ gần với cá thể bút kí, kí sự ở yếu tố miêu tả, ghi chép những hình ảnh, sự việc mà nhà văn quan sát, chứng kiến, nhưng tùy bút thiên về biểu cảm, chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trưốc các hiện tượng và vấn đề của đời sống. Ngôn ngữ tùy bút thường giàu hình ảnh và chất trữ tình.

2. Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm đã học trong chương trình.

Học sinh tự làm.

3. Nắm được sự biểu hiện cụ thể của các đặc điểm thể loại ở các tác phẩm trữ tình đã học (cách thức trữ tình, vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca, vai trò và tác dụng của biện pháp tu từ trong các tác phẩm trữ tình…). Từ đó có thế phân biệt được ca dao và thơ lục bát, thơ Đường và thơ hiện đại, thơ Đường và thơ Đường luật, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm qua một số tác phẩm đã học; trả lời được tại sao tùy bút lại có thể coi là tác phẩm trữ tình.

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Căn cứ vào những bài chú thích về các thể loại trong SGK: ca dao – dân ca, thơ Đường luật, thơ chữ Hán để nhận biết sự khác nhau trong số câu số chữ, biện pháp nghệ thuật… Có thể lấy các bài cụ thể làm căn cứ phân tích.

4. Ngoài trọng tâm là các tác phẩm trữ tình đã nêu, cũng cần chú ý đọc – hiểu một vài văn bản nhật dụng; nắm được nội dung và ý nghĩa của các văn bản này.

– Vai trò và tầm quan trọng của nhà trường qua văn bản cổng trường mở ra.

– Tình cảm và tấm lòng người mẹ qua các văn bản: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi.

– Vấn đề quyền trẻ em qua văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê.

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Xem lại kiến thức về văn bản nhật dụng. Đọc lại các tác phẩm trên và nắm được nội dung chính của các tác phẩm đồng thời xem lại phần Hướng dẫn tìm hiểu ở mỗi bài để rút ra ý nghĩa của tác phẩm.

Học sinh tự làm.

II. VỀ PHẦN TIẾNG VIỆT

Cần nắm vững một số kiến thức sau:

a) Nhận diện được:

– Từ ghép: có hai loại từ ghép: từ ghép chính phụ (quần bò, bút mực) và từ ghép đẳng lập (sách vở, nhà cửa).

– Từ láy: có hai loại từ láy: từ láy toàn bộ (thăm thẳm, bần bật) và từ láy bộ phận (khấp khểnh, li ti).

– Đại từ: dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

Ví dụ: nó, chúng nó, tôi, tao, hắn, bao nhiêu, ai,…

– Từ Hán Việt: là từ gốc Hán nhưng đọc theo cách Việt.

Ví dụ: quốc, gia, sơn, thuỷ…

Từ ghép Hán Việt có hai loại chính: từ ghép đẳng lập (sơn hà, thi ca…) và từ ghép chính phụ (quốc kì, quốc ca…).

– Quan hệ từ: dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.

Ví dụ: Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi).

– Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, xét trên một cơ sở chung nào đó.

Ví dụ: ngắn/ dài, sống / chết,…

– Từ đồng âm: là những từ giống nhau về âm thanh nhưng khác xa nhau về nghĩa.

Ví dụ: bò (con bò – danh từ) >< bò (động từ),…

– Thành ngữ: là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

Ví dụ: lên thác xuống ghềnh, tích tiểu thành đại,…

– Điệp ngữ: là cách lặp đi lặp lại nhiều lần một từ, một ý để làm nổi bật ý, gây cảm xúc.

– Chơi chữ: là việc lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,… làm câu văn hấp dẫn, thú vị.

b) Biết vận dụng các kiến thức Tiếng Việt khi nói, viết và khi đọc – hiểu các văn bản chung ở phần Văn.

C. VỂ PHẦN TẬP LÀM VĂN

Cần nắm vững một số kiến thức sau:

a) Tìm hiểu chung về văn biểu cảm:

– Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.

– Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.

– Bài văn biểu cảm có bố cục ba phần như mọi bài văn khác.

– Yếu tố tự sự và văn miêu tả dung trong văn biểu cảm nhằm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc.

– Tình cảm trong văn biểu cảm phải rõ ràng, trong sáng, chân thực.

b) Biết cách làm một bài văn biểu cảm:

– Các dạng lập dàn ý cho một bài văn biểu cảm.

– Cách làm bài văn biểu cảm.

– Viết bài biểu cảm về một sự vật, con người,

– Viết bài biểu cảm về một tác phẩm văn học.

B. Về cách ôn tập và hướng dẫn kiểm tra đánh giá

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận