Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Luyện nói: phát biểu cảm nghĩ về Văn học

Đang tải...

Luyện nói: phát biểu cảm nghĩ về Văn học

Mục đích của bài luyện nói giúp học sinh phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học.

I. Chuẩn bị ở nhà

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

Bài thơ Cảnh khuyaRằm tháng giêng là hai bài thơ trữ tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh được sáng tác trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp và đều được viết tại chiến khu Việt Bắc.

Cả hai bài đều được làm theo thể Đường luật thất ngôn tứ tuyệt. Tuy nhiên bài Cảnh khuya được viết bằng tiếng Việt, còn bài Rằm tháng giêng được viết bằng tiếng Hán.

Hai bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình cảm với thiên nhiên của Bác. Mặc dù cả hai bài thơ đều được viết trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến gặp muôn vàn khó khăn, nhưng bác vẫn dành tình yêu với thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc. Có lo lắng cho đất nước, nhưng không vì thế mà hững hờ hay từ chối vẻ đẹp thiên nhiên. Điều đó nói lên tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.

2. Dàn bài

a) Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm mà em sẽ phát biểu cảm nghĩ.

Cảm nghĩ chung về tác giả, tác phẩm đó.

b) Thân bài

– Cảm nhận, tưởng tượng về hình tượng thơ trong tác phẩm.

– Cảm nghĩ về từng chi tiết (theo thứ tự trước, sau).

– Cảm nghĩ về con người trong bài thơ.

– Cảm nghĩ về thơ Bác, con người Bác.

c) Kết bài

– Những suy nghĩ, tình cảm của em đối với bài thơ.

– Mở rộng: suy nghĩ chung về các bài thơ của Bác.

3. Gợi ý chuẩn bị đoạn văn nói

a) Mở bài

– Giới thiệu tác phẩm:

+ Cảnh khuya (hay Rằm tháng giêng) là một bài thơ…

+ Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác trong thời kì…

– Giới thiệu ấn tượng cảm xúc của mình:

+ Đọc bài thơ em thấy một bức tranh thiên nhiên hiện ra trong tâm trí…

+ Bài thơ thật thú vị…

b) Thân bài

Cần nêu bật được cái hay, cái đẹp của bức tranh thiên nhiên đã được vẽ ra bằng ngôn ngữ thơ.

Thấy được tâm hồn của một người nghệ sĩ thống nhất chặt chẽ với tâm hồn của một người chiến sĩ.

c) Kết bài

Có thể tham khảo những cách kết bài sau:

– Bài thơ cho ta thấy Bác Hồ là một nhà cách mạng, một nhà thơ…

– Qua bài thơ, ta thấy Bác Hồ là một con người lạc quan, yêu đời…

II. Thực hành trên lớp

– Phát biểu trong tổ, nhóm học tập.

– Phát biểu trước lớp.

Chú ý: Phát biểu rõ ràng, mạch lạc, giọng nói có cảm xúc, tự nhiên

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận