Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Đang tải...

Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê – Văn 7

HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI TRONG SGK

1. Câu hỏi 1 SGK, trang 127

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Tiêu đề bài thơ bao giờ cũng hàm chứa nội dung chủ đạo của toàn bài. Vì vậy cần đọc kĩ tiêu đề (cả phiên âm và dịch nghĩa) xem nội dung cần thông báo là gì?

b) Gợi ý trả lời

Tiêu đề bài thơ: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê cho thấy cảm xúc viết bài thơ này là cảm xúc, tình cảm ngẫu hứng, bộc phát của Hạ Tri Chương khi về thăm quê hương. Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó sâu sắc với quê hương. Tình cảm đó ăn sâu trong máu thịt của nhà thơ, và khi về thăm quê gặp cảnh cũ, ngiíời làng đã trào dâng niềm cảm xúc mãnh liệt, tạo thành những vần thơ độc đáo.

2. Câu hỏi 2 SGK, trang 127

а. Hướng dẫn tìm hiểu

Xem lại lí thuyết về thơ Đường luật, về nguyên tắc đối trong cùng một câu thơ, từ đó chiếu nguyên tắc đôi vào hai câu đầu của bài thơ để thấy được vế đối trong thơ.

b) Gợi ý trả lời

Câu thơ thứ nhất sử dụng thư pháp tiểu đối để đưa ra một cảnh ngộ: tác giả phải xa quê từ thời thơ ấu, sông tha hương nơi đất khách quê người, đến lúc già mới trở lại quê cũ.

                                     Thiếu tiểu li gia, / lão đại hồi.

                                     (Khi đi trẻ, / lúc về già.)

Câu thơ tạo thành hai cặp đối nhau từng đối một, “thiếu tiểu” (khi trẻ) đối vối “lão đại” (về già) và “li gia” (rời nhà) đối với “hồi” (quay về). Số chữ ở hai vế đối nhau trong câu không bằng nhau, nhưng xét về mặt cú pháp, từ loại vẫn đối rất chỉnh.

Câu thơ mở đầu cho thấy, nhà thơ li biệt quê hương không phải trong thòi gian một năm, hai năm mà kéo dài gần hết cuộc đời của một con người.

Hạ Tri Chương là ngưòi thành đạt trên con đường công danh, ông làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An và được vua Đường Huyền Tông trọng vọng. Tuy vậy, suốt cuộc đời ông phải sông cảnh “li gia”. Người “li gia, li hương” luôn mang trong lòng những nỗi niềm khắc khoải, đau đáu nhớ thương quê nhà. Trong thơ cổ, ta thưòng gặp tâm sự nhớ cố’ hương của các nhà thơ.

Câu thơ thứ hai, nghệ thuật tiểu đối vẫn được tiếp tục phát huy nói lên tình cảm gắn bó tha thiết với quê nhà:

                                         Hương âm vô cải, / mấn mao tồi.

                                       (Giọng quê vẫn thế, / tóc đà khác bao.)

Một thời gian xa quê, người khách li hương giờ đây mái tóc đã điểm bạc, nhưng “hương âm” (giọng quê) vẫn không thay đổi. Thời gian đã làm thay đổi hình thức con người. Thòi trai trẻ ngày nào đã “sương pha mái đầu”. Song nhà thơ vẫn giữ được “giọng quẽ”, giữ được cái căn cơ cốt cách, văn hoá vùng miền của mình. Câu thơ chỉ ra một lời thông báo ngắn gọn mà xúc động lòng người. Nhà thơ phải yêu mến, gắn bó sâu nặng với quê nhà mới giữ được “tiếng địa phương” của vùng đất nơi đã sinh ra mình.

Câu thơ giản dị đã bộc lộ tấm lòng son sắt, thuỷ chung trong trái tim người khách li hương, tình cảm nồng nàn với quê cha, đất tổ.

Tình cảm ấy thật đẹp và rất đáng trân trọng. Hạ Tri Chương từng làm quan hơn nửa thế kỉ tại kinh đô Tràng An, sống trong cảnh vàng son, nhung lụa, nhưng vẫn đau đáu một nỗi niềm nhố quê cũ vẫn giữ trong mình cốt cách, lề thói quê cha. Đó cũng là nền tảng của người có tinh thần và lòng yêu nước nồng nàn, bất diệt.

Biện pháp tiểu đối trong hai câu thơ đã nhấn mạnh sự thay đổi giữa lúc trẻ tuổi và khi về già để tô đậm “Hương vô âm cải”, nói lên tình yêu quê hương, gắn bó sâu nặng với nơi “Chôn nhau cắt rốn” của nhà thơ.

3. Câu hỏi 3 SGK, trang 127

Câu thơ thứ 1 “Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi.” (Khi đi trẻ, lúc về già) mang tính chất tự sự, thông báo về cảnh ngô tha hương của tác giả. Đồng thời câu thơ còn mang ý nghĩa biểu cảm, biểu cảm qua tự sự, nói lên cảm xúc của Hạ Tri Chương khi về thăm quê.

Câu thơ thứ 2:

                                               Hương âm vô cải, mấn mao tồi.

                                               (Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao)

vừa mang tính chất miêu tả, vừa là biểu cảm; biểu cảm qua tự sự và biểu cảm qua miêu tả.

Câu thơ vừa đưa thông tin về sự thay đổi của thòi gian, thay đổi về tuổi tác, nhưng chất quê, giọng quê không đổi.

Qua phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm, câu thơ biểu hiện tình yêu quê hương, gắn bó sâu nặng của bài thơ. Vì thê, thời gian có thay đổi, con người đã già nhưng nhà thơ vẫn luôn giữ được chất quê, son sắt, đa cảm và thật đáng trân trọng.

4. Câu hỏi 4 SGK, trang 127

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Chú ý đến hoàn cảnh trong hai câu thơ đầu và tình huống trong hai câu thơ cuối. Sự xuất hiện đám trẻ nhỏ trong hai câu thơ cuối đã làm giọng điệu của bài thơ khác đi. Đọc kĩ để cảm nhận được sự khác nhau ấy.

b) Gợi ý trả lời

Sự biểu hiện tình cảm quê hương của bốn câu thơ là khác nhau. Hai câu đầu là cảm xúc của nhà thơ khi trên đường về thăm quê. Nhà thơ nhấn mạnh sự biến đổi thời gian kéo theo sự biến đổi về tuổi tác của người, nhưng tình cảm gắn bó với quê hương là không thay đổi. Giọng điệu trong hai câu thơ đầu mang nhiều cảm xúc buồn man mác của con người mang trong lòng tình cảm trắc ẩn.

Hai câu cuối là một tình huống nghịch lí và thật oái oăm khi xuất hiện đám trẻ nhỏ hồn nhiên:

                                         Nhi đồng tương kiến, bất tương thức.

                                        Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai ?

Nhà thơ sau bao nhiêu năm xa quê, giò trở lại quê hương đã trở thành một vị khách lạ. Đây là điều trớ trêu, nhưng lại rất hiện thực khiến tác giả không tránh khỏi bàng hoàng, xót xa.

                                         Trẻ con nhìn lạ không chào

                                          Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?.

Câu hỏi hồn nhiên, ngây thơ của trẻ làm bùng lên nỗi buồn, nỗi xót xa, nỗi trăn trở bấy lâu khắc khoải trong lòng nhà thơ.

Vì cảnh ngộ mà tác giả phải xa lìa quê hương. Giờ đây tóc đã bạc, sức đã yếu đã trải qua bao thăng trầm, sóng gió cuộc đời; tìm về quê cũ với bao tâm sự trăn trở cho ta thấy tình yêu làng quê của Hạ Tri Chương thật thắm thiết và thuỷ chung, xúc động lòng người.

Tình cảm gắn bó với nơi sinh ra là một tình cảm cao quý, thiêng liêng và đáng trân trọng. Tình cảm này được thể hiện trong nhiều tứ thơ khác nhau của nhiều nhà thơ. Tố Hữu cũng thể hiện tình yêu ấy.

                                           Ngày đi, tóc hãy còn xanh

                                          Mai về, dù bạc tóc anh cũng về.

(Nước non ngàn dặm)

Nhà thơ Lí Bạch từng “Vọng nguyệt hoài hương” (Trông trăng nhớ quê):

                                        Cử đầu vọng minh nguyệt,

                                        Đê đầu tư cố hương.

Nỗi niềm nhố quê hương cũng được nhà thơ Thôi Hiệu viết:

                                         Quê hương khuất bóng hoàng hôn

                                        Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?.

(Hoàng Hạc Lâu – Thôi Hiệu)

Hồi hương ngẫu thư là một bài thơ hay, xúc động lòng người. Bài thơ sử dụng phép tiểu đối một cách nghệ thuật, tạo nên những vần thơ hàm súc, nói ít, gợi nhiều.

Bài thơ cho thấy một hồn thơ nhẹ nhàng, thâm trầm mà sâu lắng gieo vào lòng người đọc nỗi buồn suy tư về nghịch cảnh của người li hương, qua đó nói lên tình yêu và tấm lòng son sắt, chung thuỷ của nhà thơ với nơi “Chôn nhau cắt rốn”.

c) Mở rộng kiến thức

Nỗi nhớ quê được nhắc đến trong thơ rất nhiều sắc thái tình cảm. Có nhà thơ sống trên đất khách mà trông về quê cũ, có người bâng khuâng trước cảnh trời rộng sông dài mà nhớ làng quê. Còn nhà thơ Tản Đà nghe mưa trên đất khách mà nhớ về quê hương, đất nước.

 

Mưa mãi ngày đêm rả rích

Giọt mưa thu dạ khách đầy vơi

Những ai mặt bê chân trời,

Nghe mưa, ai có nhớ lời nước non ?

(Mưa thu đất khách)

Nhà thơ Huy Cận trước không gian vô tận của đất trời, không cần phải là chiều hoàng hôn cũng nhớ nhà:

                           Lòng quê dợn dợn vời con nước

                          Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

(Tràng Giang)

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận