Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)

Đang tải...

Qua Đèo Ngang

A. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh. Bà xuất thân trong mật gia đình quan lại, có học thức, có tài làm thơ và có sắc. Chồng bà là Lưu Nghi làm trí huyện Thanh Quan, tỉnh Thái Bình nên bà có tên gọi là Bà Huyện Thanh Quan.

Hiện thơ bà chỉ còn sáu bài thơ Nôm viết theo thể Đường luật: “Qua Đèo Ngang”, “Chiều hôm nhớ nhà”, “Thăng Long thạnh hoài cổ”, “Chùa Trấn Bắc”, “Tức cảnh thu chiều”,..

Các bài thơ Nôm đều thuộc thơ đề vịnh. Thơ bà thường viết về thiên nhiên lúc trời chiều, bóng xế gợi cảm giác buồn bã, cô đơn, vắng lặng. Cảnh trong thơ giống như những bức tranh thuỷ mặc được chấm phá qua một vài chì tiết tiêu biểu, được diễn đạt bằng nghệ thuật ước lệ.

Bài thơ sử dụng bút pháp tả cảnh để ngụ tình. Tình cảm trong thơ bà thường là sự nhớ nhung da diết về quá khứ vàng son đã qua. Vì vậy, bà được gọi là nhà thơ hoài cổ.

Các bài thơ Nôm Đường luật của bà đều đạt tới một nghệ thuật điêu luyện, niêm luật chặt chẽ, ngôn từ được chọn lọc công phu mà không có cảm giác xếp đặt, gò bó.

Bà Huyện Thanh Quan là một trong số những nhà thơ nữ tài danh hiếm có ở nước ta trong thời kì trung đại.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Câu hỏi 1 SGK, trang 103

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đoc kĩ bài thơ “Qua Đèo Ngang”. Căn cứ vào câu, số chữ, cách gieo vần trong mỗi dòng thơ để xác định thế thơ.

b) Gợi ý trả lời

Bài thơ “Qua Đèo Ngang” là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, mỗi câu gồm 7 tiếng, vần được gieo ở cuổì câu 1, 2, 4, 6, 8 (tà, hoa, nhà, gia, ta).

Trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật câu 3 và câu 4 đối nhau (lom khom dưới núi – lác đác bên sông; tiều vài chú – chợ mấy nhà); câu năm và câu 6 đối nhau (nhớ nước đau lòng – thương nhà mỏi miệng; con quốc quốc – cái gia gia).

1.   Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
         T T B B T T B
2.    Cỏ cây chen đá, chen hoa.
        T B B T T B B
3.   Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
        B B T T B B T
4.    Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
        T T B B T T B
5.    Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
        T T B B B T T
6. Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
         B B T T T B B
7.   Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
         B B T T B B T
8.    Một mảnh tình riêng, ta với ta.
        T T B B B T B

2. Câu hỏi 2 SGK, trang 103

а) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ bài thơ, chú ý đến những câu thơ nói về thời gian, không gian trong bài để xác định thời điểm tác giả miêu tả.

Chú ý đến nhịp điệu bài thơ, âm điệu câu thơ để đoán định tâm trạng nhà thơ.

b)  Gợi ý trả lời

Cảnh Đèo Ngang được miêụ tả vào lúc chiều tà, bóng xế của một ngày. Câu thơ mỏ đầu thông báo về thời gian, không gian:

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà.

Thời gian cuối buổi chiều “xế tà” là lúc giao điểm giữa ngày và đêm. Một ngày dần kết thúc và đi dần vào ban đêm. Thời điểm này thường gợi một nỗi buồn, nhất là đối với những người xa xứ thì lúc chiều tà là lúc gợi nhớ về quê hương, nhớ người thân da diết nhất. Hơn nữa, thời gian cuối buổi chiều cũng là thời điểm không gian yên tĩnh hơn cả. Sau một ngày lao động mệt mỏi và cật lực, con người và cảnh vật dương như cũng muôn nghỉ ngơi, ngừng mọi hoạt động để về sum vầy bên mái ấm gia đình, bên những người thân yêu.

Vào đúng thời điểm đó thì nữ thi sĩ mổi bắt đầu đặt chân đên một vùng đất mênh mông, xa lạ mang theo một tâm trạng u hoài.

c) Mở rộng kiến thức

Buổi chiều tà thường gợi nên nhiều cảm xúc khác nhau của con người. Nhiều nhà thơ đã đưa thời gian trời chiều vào trong thơ để gửi gắm một tâm sự sâu kín.

Bà Huyện Thanh Quan cũng có bài Chiều hôm nhớ nhà mang một mối u hoài.

                                                                   Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn

                                                                   Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn.

(Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan)

Buổi chiều được gợi tả trong ca dao cũng thường gợi tả một nỗi lòng thương nhớ, tâm sự u buồn, vọng tưởng.

3. Câu hỏi 3 SGK, trang 103

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Chú ý những câu thơ miêu tả không gian, cảnh vật, âm thanh, cuộc sống con người; các từ láy, các từ tượng thanh mang ý biểu cảm.

b) Gợi ý trả lời

Cảnh Đèo Ngang được miêu tả vừa có cảnh vật, vừa có con người. Có cỏ cây, hoa lá, có vài chú tiều, có chợ, có vài nóc nhà, có dòng sông, có tiếng chim:

 

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Bằng một vài nét chấm phá, cảnh Đèo Ngang hiện ra với một không gian thiên nhiên hoang vắng. Câu thơ “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” với hai vế đối nhau, cùng điệp ngữ “chen”, và gieo vần lưng “đá”, lá”, gợi hình ảnh cỏ cây chen chúc, rậm rạp, đầy vẻ hoang vu. Đèo Ngang có cảnh vật nhưng cảnh vật hoang vắng, tĩnh lặng, có con người nhưng con người thưa thớt, nhỏ bé. Nhà thơ quan sát cảnh – người từ trên cao thấy vài chú tiều trong tư thế “lom khom”, đang mang củi về nhà cho kịp lúc chiều tối; vài nóc nhà bị chìm lấp trong không gian Đèo Ngang rộng lớn. Cảnh vật thì tĩnh lặng trong không gian mênh mông. Trên nền không gian ấy thấp thoáng vài bóng dáng con người với tiếng chim quốc, chim đa đa não nề càng làm cho cảnh vật thêm hoang vắng, buồn bã. Trong không gian tĩnh lặng, không có một âm thanh nào từ hoạt động của con người thì tiếng chim quốc, chim đa đa như càng vang vọng, da diết và ám ảnh.

Tác giả lấy cái động của tiếng chim để làm nổi bật cái tĩnh lặng, cái vắng vẻ của cảnh Đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn.

Trong không gian tĩnh lặng ấy, nữ thi sĩ “dừng chân đứng lại” chỉ thấy mênh mông là “trời non nước” cùng tâm sự trong lòng mình “Một mảnh tình riêng, ta với ta”.

Nhà thơ lấy cái bao la, vô cùng vô tận của “trời non nước” đặt tương quan với cái nhỏ bé của chính mình “ta với ta” để đẩy cái cô đơn lên đến tận cùng. Nỗi u hoài, nỗi nhớ nhà, nhớ quê, nhớ ngươi thân cũng từ đó mà dâng cao.

4. Câu hỏi 4 SGK, trang 103

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại phần Hướng dẫn tìm hiểu và Gợi ý trả lời câu 3, kết hợp kiến thức trong bài với trí tưởng tượng của bản thân để hình dung về cảnh Đèo Ngang.

b) Gợi ý trả lời

Cảnh tượng Đèo Ngang qua bốn câu thơ đầu trong bài được chấm phá bằng những nét phác họa đơn sơ, trong khuôn mẫu nghệ thuật thơ Đường truyền thống: “lấy động tả tĩnh”; lấy cái nhỏ bé đối lập với cái mênh mông rộng lớn; Đèo Ngang hiện ra là một bức tranh cỏ cây um tùm, hoang vắng, tĩnh lặng đến nao lòng. Con người ở đây thưa thớt dường như không có sự sống, không thấy sự hoạt động. Tiếng chim đa đa, chim quốc càng làm tăng thêm vẻ hoang vu của không gian vắng lặng. Không gian thì mênh mông, hoang vắng, thời gian thì tàn bóng – “xế tà” đã gợi cho người lữ thứ tha hương trên con đường xa lạ một nỗi buồn, nỗi cô đơn vô hạn.

5. Câu hỏi 5 SGK, trang 103

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Xem phần chú thích về điển tích chim quốc, xem lại chú thích (b) bài 4, trang 48 để hiểu được sự mở rộng về ý nghĩa của bài thơ. Đồng thời đọc chậm bài thơ, chú ý đến nhịp điệu thơ, và cố gắng cảm nhận âm điệu của bài. Bài thơ gợi cho người đọc tâm trạng gì?

b) Gợi ý trả lời

Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang là nỗi buồn, cô đơn, nhớ nhà, nhớ triều đại cũ. Nhà thơ mượn cảnh thiên nhiên hoang vắng, thưa thớt bóng người để bộc lộ tâm trạng thật của mình.

Tiếng chim quốc, chim đa đa khắc khoải không làm cho cảnh vật bớt buồn mà chỉ khắc đậm thêm phần tĩnh mịch của cảnh vật. Và trong không gian ấy nỗi buồn trong lòng thi sĩ càng tô đậm thêm.

Bài thơ khép lại bằng một nỗi buồn khôn tả:

                                                         Dừng chăn đứng lại, trời, non, nước,

                                                         Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Đối diện với đất trời mênh mông là một con người nhỏ bé. Con người như chìm lấp vào trong thiên nhiên rộng lớn. Nêu các câu thơ trên mượn cảnh để nói tâm sự u hoài thì hai câu cuối trực tiếp bộc lộ tâm trạng cô đơn của người lữ thứ.

c. Mở rộng kiến thức

1. Trong thơ ca mượn cảnh để tả tình rất phổ biến trong nhiều bài thơ. Cảnh không đơn thuần là cảnh thiên nhiên mà còn mang tâm sự của con người.

Nhà thơ Nguyễn Du từng viết:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

2. Tâm trạng cô đơn, nhớ nhà, nhố người yêu của nàng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích cũng được đặt trong một không gian mênh mông:

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

……………….

Buồn trông nội cỏ dầu dầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

3. Nhà thơ Lí Bạch đời Đường ở Trung Quốc nói lên nỗi buồn đau khi phải chia tay người bạn thân là Mạnh Hạo Nhiên bằng cách chọn không gian chia tay là dòng sông Trường Giang mênh mông và một cánh buồm cô lẻ:

Bạn từ Lầu Hạc lên đường

Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng

Bóng buồm đã khuất bầu không

Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.

(Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng – Ngô Tất Tố dịch)

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận