Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Đặc điểm của văn bản biểu cảm

Đang tải...

Đặc điểm của văn bản biểu cảm

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu. Để biểu đạt tình cảm ấy, người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng (là một đồ vật, loài cây hay một hiện tượng nào đó) để gửi gắm tình cảm, tư tưởng, hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng.

Ví dụ:

– Bài Tấm gương của Băng Sơn: tác giả mượn tấm gương để biểu dương người trung thực, phê phán kẻ dối trá.

– Đoạn văn của Nguyên Hồng: biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm đau khổ trong lòng đứa con xa mẹ phải sống với người khác.

2. Bài văn biểu cảm thường có bố cục ba phần như mọi bài văn khác.

Ví dụ: Bài Tấm gương có bố cục ba phần như sau:

– Mở bài nêu thẳng phẩm chất của gương: “Tấm gương là người bạn chân thật suốt đời”.

– Thân bài nêu ích lợi của tấm gương đối với người trung thực. Ngoài gương thủy tinh, con người còn có gương lương tâm.

– Kết bài khẳng định lại chủ đề (câu cuối cùng).

3. Tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng, chân thực thì bài văn biểu cảm mới có giá trị.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

I. Đặc điểm của văn biểu cảm

Văn biểu cảm có một số đặc điểm sau:

Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.

Tình cảm trong văn biểu cảm phải chân thật. Người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng (là một đồ vật, loài cây hay một hiện tượng nào đó) để gửi gắm tình cảm, tư tưởng, hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng.

Cái cốt yếu ở văn biểu cảm là những suy tư, miêu tả đậm màu cảm xúc.

Tình cảm trong văn biểu cảm phải rõ ràng, trong sáng, chân thực thì bài văn mới có giá trị.

Cũng như các bài văn khác, bài văn biểu cảm thường có bố cục ba phần.

II. Đọc hiểu

1. Đọc bài văn Tấm gương của nhà văn Băng Sơn và trả lời câu hỏi.

a) Bài văn Tấm gương ca ngợi sự ngay thẳng, trung thực và phê phán thói xu nịnh, dối trá, tham lam.

b) Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả đã lấy tấm gương mà ví với người bạn trung thực thể hiện qua các chi tiết:

– Ca ngợi phẩm chất trung thực, ngay thẳng của tấm gương.

– Phê phán thói nịnh hót, dốì trá của những kẻ tham lam.

– Ngoài tấm gương hình thức, con người cần soi vào tấm gương lương tâm.

Qua đó, ca ngợi phẩm chất trung thực, ngay thẳng.

c) Bố cục bài văn gồm ba phần.

– Phần Mở bài: từ tấm gương là người bạn đến mẹ cha sinh ra nó: Giới thiệu sự trong sạch, chân thật của tấm gương.

– Phần Thân bài: từ nếu ai có bộ mặt đến lòng không hổ thẹn, gồm các ý:

+ Tính không xu nịnh, sự thẳng thắn, nhắc nhở của gương.

+ Những kẻ độc ác, tham lam.

+ Liên tưởng tới Mạc Đĩnh Chi và Trương Chi (những người có gương mặt xấu xí soi gương).

+ Tấm gương lương tâm.

– Phần Kết bài: từ tấm gương bằng thuỷ tinh đến độc ác với bất cứ ai: Nhắc lại phẩm chất tốt đẹp của tấm gương.

2. Tình cảm và sự đánh giá trong bài rõ ràng, chân thật. Điều này đem lại giá trị chân thực cho bài văn biểu cảm.

Đọc đoạn văn trích trong tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng và trả lòi câu hỏi.

Đoạn văn biểu hiện tình cảm nhố thương, buồn tủi của cậu bé Hồng khi phải xa mẹ, sống trong sự ghẻ lanh của họ hàng và mọi người xung quanh.

Tình cảm ở đây đừợc biểu hiện trực tiếp.

Những dấu hiệu thể hiện điều đó là:

– Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế?…

– Người ta đánh con… Người ta chửi con, chửi cả mẹ nữa!…

C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Đọc bài văn Hoa học trò trong SGK, trang 87 và trả lời câu hỏi.

a) Bài văn thể hiện tình cảm nhớ trường, nhớ bạn của học sinh khi kì nghỉ hè đến. Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò quan trọng trong bài văn biểu cảm này. Hoa phượng đã chứng kiến bao kỉ niệm vui buồn của học sinh. Mỗi mùa hoa phượng nở là mỗi mùa chia tay, chỉ còn hoa phượng ở lại một mình. Phượng nhớ các bạn, đến từng giây phút xa các bạn học sinh! Hoa phượng rơi, rơi… Hoa phượng khóc. Hoa phượng là loài hoa gần gũi với tuổi học’trò, tuổi mơ mộng vì thế mà tác giả gọi hoa phượng là loài hoa – học – trò.

b). Mạch ý của bài văn:

Bài văn nói về hoa phượng và kì nghỉ hè.

– Hoa phượng khơi gợi nỗi nhớ, nỗi buồn khi phải xa bạn, xa trường khi kì nghỉ hè đã đến.

– Chỉ còn hoa phượng ở lại một mình, thức canh sân trường, đôi khi mệt nhọc.

– Rồi phượng khóc, nhớ các bạn học sinh, nhố tiếng trống trường, đếm từng giây phút xa các bạn học sinh.

c) Bài văn này biểu cảm gián tiếp qua nỗi buồn của hoa phượng, hoa – học – trò, để nói về nỗi buồn, nỗi nhớ trường, nhớ các bạn của học sinh trong kì nghỉ hè.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận