Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Thiên trường vãn vọng (Trần Nhân Tông)

Đang tải...

Thiên trường vãn vọng – Trần Nhân Tông

A. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

Trần Nhân Tông (1258 – 1308) là một ông vua yêu nước, anh hùng, nổi tiếng khoan hòa, nhân ái. Ông còn là một nhà văn hóa, một nhà thơ tiêu biểu của đời Trần.

Trần Nhân Tông sáng tác một sỐ bài thơ chữ Hán. Trong đó có hai bài viết về Thiên Trường là: “Hạnh Thiên Trường hành cung” (Ngự chơi hành cung Thiên Trường) và “Thiên Trường vãn vọng” (Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra). Bài thơ “Thiên Trường vãn vọng” được Trần Nhăn Tông sáng tác trong một lần về thăm phủ Thiên Trường. Thiên Trường là một trong 12 lộ thời Trần, thuộc Trấn Sơn Nam, nay thuộc ngoại thành Nam Định. Thiên Trường vốn là Thái ấp của vua chúa nhà Trần, là nơi “phát nghiệp đế vương”, ở đây, xưa kia nhà Trần xây dựng nhiều cung điện nguy nga, tráng lệ.

Bài thơ “Thiên Trường vãn vọng” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Bài thơ gồm 4 câu, mỗi câu bảy chữ và theo luật trắc bằng trắc (xem lại kiến thức về niêm luật của thơ Đường ở trước bài Nam quốc sơn hà).

Bài thơ gợi tả cảnh xóm thôn, đồng quê, vùng Thiên Trường qua cái nhìn và cảm xúc của Trần Nhân Tông.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Câu hỏi 2 SGK, trang 76

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ bài thơ (cả phần thơ chữ Hán và phần dịch nghĩa). Để nhận dạng bài thơ thuộc thể thơ nào cần căn cứ vào số câu, số chữ, cách gieo vần, niêm luật. Khi chỉ ra những đặc điểm đó sẽ dễ dàng nhận thấy bài thơ cùng thể thơ với bài thơ nào đã học.

b) Gợi ý trả lời

Về mặt hình thức bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra giống bài Sông núi nước Nam (Lí Thường Kiệt?), cả hai bài đều thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Những đặc điểm của thể thơ này được giới thiệu khái lược ở trang 62, 96, 70 SGK Ngữ văn 7, tập một.

Bài thơ của Trần Nhân Tông được viết bằng chữ Hán, gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ.

Về luật bằng trắc, nhà thơ tuân thủ một cách nghiêm ngặt theo luật “nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh”. Nghĩa là các chữ 1, 3, 5 là bằng hay trắc đều được, nhưng các chữ 2, 4, 6 thì phải đúng luật, luật “đốì thanh”. Nếu chữ thứ 2 là trắc thì chữ thứ 4 là bằng và chữ thứ 6 là trắc. Trong cặp câu 1 và 4, thì các chữ thứ 2, thứ 4, thứ 6 phải “đồng thanh” cùng trắc hoặc bằng. Nếu chữ thứ 2 câu 1 là thanh bằng thì bài thơ gieo vần bằng, nếu là thanh trắc thì bài thơ gieo vần trắc. Như vậy, bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra là gieo vần trắc.

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
B T B B T T B
Bán bán hữu tịch dương biên
T B T T T B B
Mục đồng địch ngưu quy tận
T B T T B B T
Bạch lộ song song phi hạ điền
T T B B B T B

2. Câu hỏi 2 SGK, trang 77

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ lại bài thơ (cả phần thơ chữ Hán và phần dịch nghĩa). Đây là một bài thơ chữ Hán khó nên cần đọc kĩ phần chú thích về từng từ trong SGK để hiểu rõ ý tứ của bài thơ. Khi tìm hiểu một câu thơ phải đặt trong bố cục của cả bài. Quang cảnh được tác giả gợi tả qua những chi tiết nào? Đồng thời căn cứ vào văn bản chữ Hán và phân tích cả vần của câu thơ.

b) Gợi ý trả lời

Bài thơ tả cảnh chiều nơi thôn quê, với cái nhìn trữ tình, đằm thắm của nhà thơ. Câu thơ đầu nói rõ về không gian (thôn tiền, thôn hậu) và thời gian của bức tranh phong cảnh (tự yên). Câu thơ thứ hai lại đưa người đọc vào một khung ảnh lung linh, huyền ảo.

                                                           Bán vô bán hữu tịch dương biên.

                                                           (Bóng chiều man mác có dường không.)

Trong bóng chiều mờ nhạt nhòa, xóm thôn phủ mờ khói nhạt càng trở nên mơ màng, mênh mang. Câu thơ thứ hai với cụm từ “bán vô bán hữu” càng tô đậm thêm sự mờ ảo của khung cảnh, vừa như có vừa như không, vừa thực lại vừa ảo. Quang cảnh gợi lên ở đây là làng xóm đang chìm, đang mò trong sương thì câu thơ vừa có nét thực lại vừa có nét ảo rất thơ. Có cảm giác tác giả đang dẫn dắt người đọc vào một cõi bồng lai tiên cảnh, mờ mờ, ảo ảo.

3. Câu hỏi 3 SGK, trang 77

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại bài thơ, chú ý những từ chỉ thời gian, âm thanh, ánh sáng (tự yên, bán vô bán hữu…), cảnh vật ở đây được gợi ra qua những chi tiết nào? Có tiêu biểu cho cảnh sắc làng quê Việt Nam?

Chú ý đến những thủ pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong bài thơ.

b) Gợi ý trả lời

Hai câu thơ đầu gợi tả cảnh làng quê Thiên Trường trong ánh chiều tà. Bốn chữ thôn hậu thôn tiền và bán vô bán hữu liên kết đôi, tạo nên sự cân xứng, hài hòa về ngôn ngữ đã gợi lên cảnh xóm thôn nôi tiếp gần xa, đông đúc, trù phú. Trong bóng chiều nhạt nhòa, xóm thôn được phủ mờ khói nhạt càng trỏ nên mơ màng, mênh mông. Khói của sương chiều quyện vào khói bếp vấn vương, nhẹ bay lên từ những mái nhà tranh sau lũy tre làng. Chỉ bằng ba nét vẽ chọn lọc, lối tả ít mà gợi nhiều của thi pháp cổ, thi sĩ đã làm hiện lên một không gian làng quê trong một buổi chiều phủ đầy sương khói và ánh tà dương rất yên bình, êm đềm, nên thơ. Nét vẽ thanh nhẹ, cảnh vật bao la, tĩnh lặng, không có lấy một âm thanh. Ngoại cảnh và tâm cảnh đồng hiện và hình ảnh so sánh “đạm tự yên” (mò nhạt như khói) đầy thi vị mang chứa một hồn quê man mác, gợi cảm và trữ tình.

Người đọc như đang chìm đắm vào không gian tĩnh lặng, mờ ảo, hư hư thực thực của thôn xóm lúc chiều tà bỗng giật mình bởi tiếng sáo mục đồng:

 

Mục đồng địch lí ngưu quy tận

Bạch lộ song song phi hạ điền.

Hai câu thơ trên đã miêu tả cảnh sắc đồng quê rất dân dã, bình dị, thân thuộc mà đáng yêu. Trên những nẻo đường quê, đàn trâu nối đuôi nhau trở về thôn, khung cảnh không còn tĩnh lặng mà rộn ràng hơn vối tiếng sáo mục đồng, âm thanh hồn nhiên trong trẻo, thanh bình của làng quê. Trên đồng lúa điểm những cánh cò trắng từng đôi, từng đôi bay liệng, nối tiếp nhau hạ xuống đồng. Không phải là từng đàn cò hay một con cò mà là từng đôi (song song) có duyên, tình tứ và ấm áp hơn rất nhiều. Nhà thơ không nói đến màu xanh và hương lúa mà ngưòi đọc vẫn cảm nhận được sắc hương đó. Ngôn ngữ thơ, hình tượng câu thơ đầy âm thanh và màu sắc, thanh tao và dạt dào sức sông. Đến hai câu thơ này bức tranh quê không còn tĩnh mịch nữa mà rộn ràng, ấm áp hơn với âm thanh, hoạt động của con người quay về mái ấm gia đình sau một ngày làm việc. Bút pháp lấy động đế tả tĩnh được tác giả sử dụng thành công để vẽ nên bức tranh quê vừa thanh nhã, vừa sông động, ấm áp tình người. Trong bài thơ không có nhiều âm thanh, chỉ văng vẳng lên tiếng sáo của trẻ chăn trâu, không nhiều màu sắc chỉ nổi lên màu trắng của cò từng đôi, từng đôi liệng xuống đồng. Có lẽ cái hay, cái đẹp của bài thơ cũng ở chính những nét vẽ đơn sơ ấy.

Bức tranh quê được nhà thơ vẽ nên mơ mộng mà hồn hậu, ấm áp, thanh tao mà bình dị, thân thương.

4. Câu hỏi 4 SGK, trang 77

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Nhìn lại bức tranh tọàn cảnh mà tác giả đã vẽ lên qua bốn câu thơ và đưa ra nhận xét chung trong khoảng thời gian và không gian ấy con người thường có cảm xúc gì? Tại sao tác giả lại phác họa lên bức tranh với những nét vẽ đó?

b) Gợi ý trả lời

Bài thơ tứ tuyệt của Trần Nhân Tông đã viết nên bức tranh thôn quê trong buổi chiều tà mơ mơ, thực thực nhưng rất nên thơ. Bức tranh có màu sắc, âm thanh sống động, ấm áp gợi không khí thanh bình, êm ả của cuộc sông làng quê nông thôn Việt Nam. Bài thơ có sự lựa chọn chi tiết hết sức tinh tế, tả ít mà gợi nhiều. Để có bức tranh ấy người “họa sĩ, thi sĩ” phải có tâm hồn dạt dào tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, yêu đất nước. Chắc chắn lúc này thi nhân đang lặng ngắm cảnh, thả hồn mình vào cảnh vật theo tiếng sáo vi vu, theo từng cánh cò chao liệng xuống đồng để rồi từ trong tâm hồn thi nhân cất lên những vần thơ dạt dào cảm xúc.

5. Câu hỏi 5 SGK, trang 77

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Liên hệ với những kiến thức về tác giả của bài thơ (đã giới thiệu trong phần đầu, hơn nữa bài thơ này lại vẽ nên bức tranh về cảnh làng quê ở nông thôn Bắc Bộ. Qua đó có thể đưa ra những nhận xét về tâm hồn tác giả. Để đưa ra nhận xét về nhà Trần cần liên hệ với các kiến thức tổng quát về tình hình Đại Việt thế kỉ XII – XIII.

b) Gợi ý trả lời

Một bức tranh quê bình dị trong đó tình quê và hồn quê chan hòa, dạt dào lan tỏa trong từng câu chữ. Thiên Trường thuở ấy là quê hương của nhà Trần, nơi “phát nghiệp đế vương”, đường sá rầm rập ngựa xe, biết bao cung điện nguy nga của vua chúa, vương tôn nhà Trần. Tác giả ở đây lại là một ông vua. Nhưng thi nhân đã không lựa chọn những chi tiêt về lầu son gác tía, bệ ngọc ngai vàng tráng lệ, mà chỉ đem cảnh sắc thiên nhiên bình dị, “quê mùa” vào trong bức tranh của mình. Điều đó cho thấy một tâm hồn thi sĩ giàu tình yêu với thiên nhiên, đất nước gắn bó, thấu hiểu cuộc sông nơi thôn dã. Tính bình dị, dân dã, hồn nhiên chính là cốt cách, là hồn thơ của ông vua anh hùng này. cảm nhận ấy càng rõ khi ta đọc bài thơ Hạnh Thiền Trường hành cung (Ngự chơi hành cung Thiên Trường).

 

Cảnh thanh u, vật cũng thanh u

Mười mấy châu tiên, ấy một châu

Trăm tiếng đàn chim, đàn nhạc hát

Nghìn hàng đám quýt, đám quân hầu

Trăng vô sự chiếu người vô sứ

Nước có thu lồng trời có thu                                         

Vừa bốn bể trong, vừa bụi lặng

Độ xưa so với độ này thua. 

(Bài dịch của Hoàng Việt thi tuyển)

Một ông vua – người lãnh đạo tối cao của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền – lại có một cái nhìn sâu sắc, khắc họa chân thực về bức tranh quê bình dị, dân dã, không chỉ nổi lên những nét đẹp trong tâm hồn thi sĩ mà cho ta biết thêm chi tiết về thời đại nhà Trần trong lịch sử. Để có được cái nhìn tinh tế ấy hẳn Trần Nhân Tông phải có sự gắn bó, gần gũi và thấu hiểu cuộc sống bình dị nơi thôn quê của những người nông dân tần tảo và hồn hậu. Chúng ta cũng biết chính quyền phong kiến thời Trần là mô hình “tập quyền thân dân”. Nhà nước phong kiến, đứng đầu là vua luôn lắng nghe ý kiến của dân trước những vấn đề trọng đại của đất nước, vì thế mà chúng ta có “Hội nghị Diên Hồng” trong kháng chiến chống Nguyên – Mông thế kỉ XIII.

Ở đây, ta thấy tác giả là một ông vua nhưng lại có tâm hồn của một thi sĩ. Đặc biệt là thi sĩ đó lại rất yêu mến cảnh thôn quê. Điều đó cho thấy rằng nhà vua rất gần dân chúng, yêu mến cảnh thanh bình, yên ả. Giữa người có quyền lực tối cao của đất nước và dân chúng không hề xa lạ mà gần gũi và gắn bó. Đúng như Giáo sư Đặng Thai Mai đã nhận định: “Từ cung điện nhà vua qua dinh thự các quan tới làng mạc nông dân, chưa có những đường hào ngăn cách”. Có lẽ cũng chính vì vua Trần gần dân, yêu dân nên đã tập hợp được sức mạnh đoàn kết của toàn dân làm nên chiến thắng lẫy lừng ba lần chông quân Nguyên – Mông hung bạo.

c. Mở rộng kiến thức

Có thể đối chiếu Thiên Trường vãn vọng với một bài thơ khác Hạnh Thiền Trường hành cung của Trần Nhân Tông để hiểu rõ hơn nét đẹp của bài thơ cũng như đặc sắc bút pháp của nhà vua – thi sĩ này. Cảnh buổi chiều được nói đến trong bài Hạnh Thiên Trường hành cung là cảnh chiều thu đậm nét thì trong bài Thiên Trường vãn vọng, cảnh chiều xuân hay thu lại rất khó xác định. Ta chỉ cảm nhận được đó là một buổi chiều êm đềm, xóm thôn phủ mờ sương khói tà dương, không gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng, hiện cho ta khắng định Trần Nhân Tông viết Thiên Trường vãn vọng sau năm 1288 khi giặc Nguyên – Mông đã bị nhân dân ta đánh bại, đất nước sạch bóng quân thù, yên vui, thanh bình.

Bài thơ tứ tuyệt Thiên Trường vãn vọng là một bức tranh quê đậm nhạt, mờ sáng, rất đẹp và tràn đầy sức sống. Một bút pháp nghệ thuật cổ điển tài hoa. Một tâm hồn thanh tao, yêu đời. Tình yêu thiên nhiên, yêu đồng quê xứ sở đã được thể hiện bằng một số hình tượng đậm đà, ấm áp qua những nét vẽ tinh tế gợi hình, gợi cảm. Kì diệu thay, bài thơ đã vượt qua một hành trình trên bảy trăm năm, đọc lên vẫn cho ta nhiều thi vị. Ta cảm thấy cánh cò trắng được nói đến trong bài thơ vẫn còn bay trong ráng chiều đồng quê và còn phấp phới trong hồn ta. Thơ đích thực là thế!

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận